Thứ Năm, 05/18/2023 – 10:48 — VietTuSaiGon
Không phải ngẫu nhiên mà cư dân mạng bỗng dưng đổi quốc hiệu Việt Nam thành Chiều Nay một cách hài hước. Và cho đến thời điểm này, dường như nhắc đến chuyện gì có vẻ nhạy cảm, cần tránh trớ thì người ta dùng ngay chữ Chiều Nay thay thế cho chữ Việt Nam. Nó như một sự bỡn cợt chua chát mà trước đó không lâu, nó là sự thất vọng của khá nhiều người hâm mộ danh ca Tuấn Ngọc. Chuyện này làm nhớ tới danh ca Lộc Vàng, Hà Nội.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nhận xét “Giọng ca Tuấn Ngọc là một di sản” khi nói về danh ca này, và hơn hết, ông bày tỏ sự mến mộ cũng như quan điểm của ông trên facebook khi Tuấn Ngọc bị ném đá rằng “Tuấn Ngọc là một nhân cách lớn, không để xúc phạm”. Quan điểm của Đỗ Trung Quân có được nhiều người đồng cảm hay không là chuyện khác, nhưng rõ ràng, giọng ca Tuấn Ngọc là một giọng ca đẹp, có thể ví là giọng ca vàng của thế kỉ. Nhưng, nhân cách của Tuấn Ngọc lớn hay không lại là chuyện khác.
Bởi, việc thay đổi ca từ trong một lần hát, từ chỗ “Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi”, Tuấn Ngọc đổi thành “Trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi” đã khiến rất nhiều khán giả ngỡ ngàng. Cũng có người bênh vực, cho rằng ông hay hát nhầm ca từ, nhưng cũng có người đưa các video clip Tuấn Ngọc hát ở hải ngoại để chứng minh ông không “quên ca từ” như lần hát ở Việt Nam mà theo đồn đoán là khán giả bữa đó có một số quan chức cấp cao.
Trong trường hợp này, xét về nghệ thuật, Tuấn Ngọc vi phạm tác quyền và có hành vi không tôn trọng tác phẩm. Nhưng xét về vấn đề văn hóa, chính trị, rất khó để bàn về ông, nó chỉ khiến tôi nghĩ tới Lộc Vàng cùng với niềm đam mê cháy bỏng và sẵn sàng chịu trả giá vì nghệ thuật của ông ấy.
Trong khoảng thời gian Tuấn Ngọc tung tẩy tuổi trẻ cùng với nghệ thuật và tự do ở miền Nam, thì tại miền Bắc, với Lộc Vàng và bạn bè: “Chúng tôi mỗi người làm một công việc, tôi thì lái xe cho công ty vận tải. Hồi đó, ai cũng nghèo, nhưng mọi người dành dụm tiền mua gói chè, bao thuốc để ngồi hát với nhau thâu đêm”.
Năm 1968 là ngã rẽ cuộc đời của Lộc Vàng, nhóm nhạc của ông bị bắt. Ông kể bị kết tội vì hát nhạc “vàng”, trong đó có bài Chuyển bến của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Hồi ấy, vì biết Lộc Vàng mê nhạc và quý giọng hát của ông nên nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã tặng ông một số ca khúc của mình. Giữ trong lòng tình cảm với người anh Đoàn Chuẩn, đến lúc bị bắt, ông Lộc Vàng nhất quyết không chịu khai tên tác giả của ca khúc đã hát.
Ngày 26.3.1976 Lộc Vàng được thả, từ trại giam ông đi bộ 30km để về ga Hàng Cỏ. Ra về với đôi bàn tay trắng, không tiền bạc; ông không dám liên hệ với ai vì sợ người ta ngại quen biết với người tù. Cứ nghĩ rằng lúc này đây người yêu sẽ không chờ đợi mình nữa nhưng kỳ lạ thay, người yêu vẫn đón ông trong vòng tay thắm tình yêu thương nồng ấm. Chị Mai yêu ông và cũng yêu luôn dòng nhạc đã làm cho mình say đắm dù phải trả giá đắt. Khi biết chị gắn bó với một người tù, ông trưởng đoàn Nghệ thuật tuồng trung ương, nơi chị công tác, đã xúc phạm người tù, chị đã nặng lời với ông ta rồi bỏ việc để ra chợ bán đậu phụ mưu sinh. Chỉ là để được sống bên người yêu mà bao năm chị đã chờ đợi.
… Sau khi ra tù, nhà cửa anh Toán cũng tan nát, anh chán đời và tìm vui bên men rượu. Anh lang thang trên đường phố, sống vào tình thương của người qua lại. Ðêm 30.4.1994, người ta nhìn thấy anh Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn trên hè phố… Còn ông Nguyễn Văn Ðắc mất năm 2005…”.
https://thanhnien.vn/giong-ca-vang-thuo-ay-bay-gio-loc-vang-o-tu-vi-hat-…)
Ở đây tôi không muốn bàn đến khía cạnh chính trị, vì nó đã quá rõ, tôi muốn nói đến tâm thế và giá trị tư tưởng của một người nghệ sĩ, cũng như sự may mắn dun rủi trong cuộc đời. Xét cùng niềm đam mê và cùng lĩnh vực, Tuấn Ngọc quá may mắn bởi đã được sống trong miền Nam tự do, được hát các ca khúc mình yêu thích và được vinh danh vì điều đó.
Ngược với Tuấn Ngọc, Lộc Vàng sống ngay trong lòng chế độ độc tài, mọi cấm đoán và triệt tiêu luôn rình rập, người nghệ sĩ không những không được hát những ca khúc họ yêu thích mà còn phải trả giá cho điều đó một cách nặng nề, vô lý. Nhưng họ đã chấp nhận mọi rủi ro để hát lên tiếng hát của mình. Bởi tiếng hát vốn dĩ thuộc về căn tính tự nhiên, một khi đã yêu, đã say đắm, đã phiêu diêu thì tự thân tiếng hát cất ra khỏi vòng ngực, bật thành lời, cũng giống như con chim đứng hót dưới bầu trời, trong vòm cây xanh, tiếng hót lảnh lót và mang chất máu tim của một kiếp tự do, của bản thể nghệ thuật và tình yêu.
https://youtu.be/bBa5aWWZVQs
Và, sự trả giá của Lộc Vàng cùng bạn bè cho lòng đam mê âm nhạc của họ như một tượng đài hùng vĩ của nghệ thuật và lòng quả cảm, tình yêu bất diệt. Nó khác với những con người khi sống trong tự do thì bay bổng, nhưng gió chiều nào chao theo chiều đó. Đương nhiên đó là một lựa chọn khôn ngoan và cao cường, nó cho thấy sự thông minh, mẫn tiệp trước thời thế, biết mình nên làm gì, phải làm gì. Và, khi bước vào cái nơi mất tự do nhưng lại có quá nhiều cơ hội, Tuấn Ngọc đã tự nguyện dâng hiến tự do của mình, biến tiếng hát oanh vàng của mình thành một công cụ.
Xin trích tiểu sử của danh ca Tuấn Ngọc từ Wikipedia: “Tuấn Ngọc sinh ra tại Đà Lạt, trong một gia đình nghệ sĩ. Ông theo học tại trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ông tốt nghiệp trường THPT Bảo Lộc Lâm Đồng vào năm 1965. Cha của Tuấn Ngọc là nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên ban tam ca AVT. Các anh chị em của Tuấn Ngọc đều là những ca sĩ nổi tiếng là Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích.
Tuấn Ngọc đi hát từ rất sớm. Từ khi lên 4 tuổi, anh đã hát trong những chương trình thiếu nhi trên đài phát thanh, cùng thời với những “thần đồng” Quốc Thắng và Kim Chi. Thời gian sau đó anh cộng tác với chương trình dành riêng cho thiếu nhi của cặp nghệ sĩ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ. Năm 13 tuổi anh đã theo chân các nghệ sĩ lớn tuổi đi hát tại những câu lạc bộ Mỹ, khi còn trong thời kì thưa thớt tại Sài Gòn.
Những năm cuối thập niên 1960, khi phong trào nhạc trẻ phát triển, Tuấn Ngọc bắt đầu được biết đến nhiều với những nhạc phẩm hát bằng tiếng Anh. Đầu thập niên 1970, anh tham gia vào hai ban nhạc lớn nhất thời bấy giờ đó là The Strawberry Four và The Top Five.
Sau 1975, Tuấn Ngọc rời Việt Nam và định cư tại bang California, Hoa Kỳ. Một thời gian sau anh chuyển đến sống tại Hawaii và trình diễn cho nhiều câu lạc bộ và khách sạn tại đây. Đến giữa thập niên 1980 anh trở lại California và bắt đầu thành công…
Gần đây anh có về Việt Nam biểu diễn nhiều lần và đã thu âm 2 album tại Việt Nam: Hãy Yêu Nhau Đi 2 và Chiều nay không có em. Đêm diễn chính thức đầu tiên của Tuấn Ngọc diễn ra vào đầu tháng 4 năm 2006 với khoảng 500 khách mời, tại khách sạn Sheraton Saigon. Sau đó là 2 đêm diễn khá thành công tại Nhà hát Hòa Bình vào tháng 8 năm 2006.
Ngày 20/12/2011, Tuấn Ngọc tham gia một buổi phỏng vấn trực tuyến lúc 10h trong ngày tại Hà Nội cùng khán giả.[1]
Năm 2013, Chương trình In the Spotlight số 1 “Riêng một góc trời” của Tuấn Ngọc diễn ra trong 3 đêm tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Mặc dù đã từng trở về Hà Nội biểu diễn nhiều lần, nhưng In The Spotlight số 1 “Riêng một góc trời” là liveshow hoành tráng đầu tiên của Tuấn Ngọc mà anh từng ấp ủ trước đó. Trong chương trình này, Tuấn Ngọc đã kể lại câu chuyện ca hát của cuộc đời mình qua những dấu mốc quan trọng.”
Có thể nói rằng, dù ở phương trời tự do hay ngay trong lòng chế độ độc tài, Tuấn Ngọc vẫn có chỗ đứng rất sang trọng của anh. Bởi khi sống ở phương trời tự do, anh thỏa sức tung tẩy nghệ thuật và tiếng hát tự do của anh đã vượt đai dương, đến với người hâm mộ Việt Nam, anh được yêu mến. Để rồi, với nền tảng đó, anh về Việt Nam với sự chào đón của người ái mộ, với vị thế nghệ thuật có thể giúp cho truyền thông Việt Nam củng cố thêm sức mạnh tuyên truyền, anh đã bắt tay với chính quyền để anh được biểu diễn, và đương nhiên, để đạt được mục đích, anh đã thỏa hiệp một số thứ. Hiển nhiên, đó là một lựa chọn khôn ngoan.
Điều này khác hẳn với những người miền Bắc sống ngay trong lòng miền Bắc dám sống, dám hát và dám chịu trách nhiệm, trả giá cho tiếng hát tự do của mình. Lộc Vàng, Toán Xồm cùng các bạn bè của anh đã chọn cuộc chơi như vậy. Họ đã hát, đã sống, như một cánh chim tự do, cất cổ hót vang khi trời gió lên và gục chết bên tiếng hát của mình. Họ là những tượng đài!