Mỹ bác bỏ hầu hết tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở biển Hoa Nam.

0
124

Christine Nguyen  

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố hôm thứ hai 13/07 rằng các tuyên bố chủ quyền mở rộng trên biển của Trung cộng ở hầu khắp biển Hoa Nam là “hoàn toàn bất hợp pháp,” gây ra các cuộc đối đầu quân sự tiềm tàng với Bắc Kinh cùng các lệnh trừng phạt lên nhiều công ty khi Mỹ tìm cách đẩy lùi các hoạt động của Trung cộng trong khu vực này.

Pomper nói rằng trong nhiều năm nay “chiến dịch bắt nạt để kiểm soát” tài nguyên biển của Trung cộng trong vùng này là bất hợp pháp. Tuyên bố này là mạnh mẽ nhất và ủng hộ dứt khoát nhất của Washington về phán quyết năm 2016 của trọng tài quốc tế tại The Hague nói rằng Trung cộng đã có nhiều hành vi vi phạm luật quốc tế.

Tuyên bố của Pompeo đã đặt chính sách của Mỹ vào trực tiếp với phán quyết này và đặt Washington vào vị trí thực thi quyết định của tòa án, mặc cho Trung cộng bác bỏ. Tuyên bố này không nói rõ về việc trợ giúp của quân đội Mỹ, nhưng lại để ngỏ khả năng Mỹ có thể bảo vệ các quốc gia như Vietnam, Malaysia và Philippines nếu đụng độ nổ ra do Trung cộng xâm lấn. Mỹ có hiệp ước tương hỗ quốc phòng với Philippines.

“Tuyên bố là một sự lớn tiếng tán thành phán quyết của tòa,” M. Taylor Fravel, nhà khoa học chính trị của Viện Công nghệ Massachusetts người nghiên cứu về các tranh chấp lãnh thổ và quân sự của Trung cộng, nói.

Nhưng Mỹ bám chặt chính sách trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền trên các thực thể trên biển như quần đảo Spratly, Fravel nói thêm.

Trung cộng và năm nhà nước khác đang tranh chấp các thực thể trên biển trong vùng biển Hoa Nam, và Trung cộng cũng đã xung đột với Indonesia về các hoạt động của họ trong vùng biển của quốc gia quần đảo rộng lớn này. Trung cộng đã vạch ra tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Nam với cái gọi là “đường 9 đoạn,” một đường biên bao quanh khu vực có kích thước cỡ Mexico và phân định ranh giới gần như toàn bộ khu vực.

Đại sứ quán Trung cộng tại Washington nói trong một tuyên bố rằng chính phủ Mỹ đã “cường điệu hóa tình hình trong khu vực và cố gieo rắc sự bất đồng giữa Trung quốc và các quốc gia duyên hải khác.”

“Lời buộc tội này là hoàn toàn vô lý,” tuyên bố nói thêm. “Phía Trung quốc kiên quyết phản đối cáo buộc này.”

Tuyên bố này cũng nói rằng Trung cộng đang “cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán.”

Khu vực này có các nguồn tài nguyên dầu khí phong phú tiềm tàng, và chính quyền các nước thường ký hợp đồng với các công ty để khai thác và khoan dầu trong vùng. Cũng có nguồn ngư sản rất phong phú. Tàu đánh cá và tàu tuần duyên các quốc gia đã đụng độ liên tục trong nhiều năm gần đây trên biển.

Pompeo nói rằng “Bắc Kinh đã không đặt ra được một tuyên bố chủ quyền trên biển hợp pháp và chặt chẽ trong vùng biển Hoa Nam,” và do đó Mỹ đã từ chối bất kỳ yêu sách nào của Trung cộng về vùng biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý xuất phát từ các thực thể trên biển hoặc các đảo theo quy định của luật. 

Một số thực thể trên biển là các đảo san hô và bãi đá ngầm đã được Trung cộng xây dựng là các thực thể bất hợp pháp và không thể được quốc gia này tuyên bố chủ quyền, Pompeo nói. Những thực thể này bao gồm Bãi đá Mischief và bãi ngầm Second Thomas, nằm trong quyền lãnh thổ của Philippines, và bãi ngầm James cách Malaysia 50 hải lý.

Philippines đã đệ đơn kiện Trung cộng tại tòa The Hague, vì cho rằng Trung cộng đã vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 mà Bắc Kinh đã ký kết.

Câu hỏi lớn bây giờ là Mỹ dự định sẽ làm gì về sự hiện diện của quân đội Trung cộng trong những khu vực này và những khu vực biển rộng lớn khác mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Bắt đầu khoảng năm 2014, Trung cộng đã sử dụng cát được nạo vét để mở rộng các thực thể nhỏ chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên này thành các tầng cao lớn hẳn lên, sau đó xây dựng các đường băng và đồn bót quân sự bên trên. Bãi đá Mischief là một trong những địa điểm này. Quân đội Trung cộng đã phát cảnh báo các máy bay quân sự Mỹ khi máy bay áp sát bãi đá này.

Kể từ chính quyền Obama, hải quân Mỹ đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên biển Hoa Nam để thách thức lại các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung cộng. Nhưng trong nhiều tháng gần đây, Hải quân Mỹ đã đẩy lùi theo những cách khác: trong tháng tư, Mỹ đã gửi hai tàu chiến vào vùng biển gần Malaysia như một cuộc trình diễn sức mạnh trước một tàu của nhà cầm quyền Trung cộng đeo bám theo tàu của công ty dầu Malaysia đang khoan thăm dò dầu.

Tuyên bố của Pompeo có thể đáng giá hơn cho các hoạt động này của Lầu năm góc. Washington có thể tiến hành các hoạt động khác dựa trên vị trí mới và mạnh mẽ hơn của tuyên bố.

“Mỹ sẽ xử phạt các công ty làm ăn với Trung cộng trong cái mà bây giờ, dưới mắt người Mỹ, là vùng biển bị chiếm đóng bất hợp pháp chứ?” Julian G. Ku, giáo sư luật hiến pháp và luật quốc tế trường Đại học Hofstra, nói. “Tôi nghĩ là rất nên như thế, nhưng Mỹ vẫn chưa thực hiện.”

Hôm tháng sáu, Kelly Craft, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, đã gửi thư cho tổng thư ký Liên hiệp quốc trình bày quan điểm của Washington về “những tuyên bố chủ quyền quá mức” của Trung cộng. Đây chính là tiền đề cho tuyên bố của Pompeo, và tuyên bố này được xây dựng trên quan điểm pháp lý mà Bộ Ngoại giao đã đạt được vào thời kỳ cuối của chính quyền Obama, sau phán quyết của tòa The Hague.

“Bộ Ngoại giao, tôi nghĩ, chỉ tìm kiếm những cách để chúng ta có thể hành động mạnh mẽ hơn và lên tiếng ủng hộ những quốc gia tuyên bố chủ quyền nhỏ hơn đang bị Trung cộng bắt nạt,” Bonnie S. Glaser, giám đốc cấp cao của bộ phận Á châu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế. “Và tôi nghĩ là điều này xuất hiện trong những tuyên bố lớn tiếng và rõ ràng. Tất cả điều này để hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt cá và khai thác năng lượng của các nước trong các vùng biển bị Trung cộng tuyên bố chủ quyền.”

Daniel Russel, trợ lý cho bộ trưởng ngoại giao về khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama, nói rằng chính quyền Obama đã chấp nhận phán quyết năm 2016 của tòa án là “cuối cùng và ràng buộc,” và rằng tuyên bố của Pompeo là “phô trương và thóa mạ nặng nề Trung cộng” hơn là một sự thay đổi chính sách.

Chính quyền Trump đã chọn lựa trong việc xác nhận các phán quyết quốc tế của tòa The Hague. Tòa The Hague đã cảnh báo hồi tháng trước rằng những điều tra viên quốc tế đang xem xét các cáo buộc về tội phạm chiến tranh của những người Mỹ ở Afghanistan, những người Mỹ này sẽ có thể đối mặt với các hình phạt kinh tế và hạn chế đi lại.

Global Times, tờ báo của Trung cộng theo chủ nghĩa dân tộc, đã đăng tải một bài tham luận hôm thứ hai nói rằng Mỹ “mong muốn khuấy lên những rắc rối” về biển Hoa Nam và rằng “Mỹ tạo thuận lợi cho các tuyên bố chủ quyền của những quốc gia trong vùng nhằm gieo rắc mối bất đồng giữa các quốc gia này với Trung Quốc.” Mặc dù được đăng tải trước cả tuyên bố của Bộ Ngoại giao, bài tham luận dường như là đoán được hành động của Mỹ, nói rằng Washington “chắc chắn sẽ không bỏ lỡ những điều như là sẽ kỷ niệm ngày đưa ra phán quyết của trọng tài năm 2016.”

Các tuyên bố chủ quyền trên biển chỉ là một trong nhiều vùng mà chính quyền Trump đang dùng để gây áp lực lớn hơn lên Trung cộng trong nhiều tháng gần đây.

Robert C. O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia, sẽ đưa ra các vấn đề khác trong tuần này trong chuyến thăm Paris, gồm có an toàn của mạng 5G mới kết hợp với phần cứng do Trung cộng sản xuất. Một viên chức Nhà trắng cho biết sẽ gặp gỡ với người đồng cấp ở Pháp, Anh, Đức và Ý.

Tháng trước, O’Brien đã đọc diễn văn ở Arizona nói rằng chủ tịch Trung cộng, Xi Jinping, đã tự xem bản thân là “người kế tục” nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin và cảnh báo rằng Trung cộng đang tìm cách lợi dụng khủng hoảng về Wuhanvirus “để thay thế Mỹ với tư cách là cường quốc lãnh đạo toàn cầu.”

Nguồn: https://www.nytimes.com/…/asia/south-china-sea-pompeo.html

———————————

Nguồn: Bài của Edward Wong and Michael Crowley trên The New York Times, người dịch đặt tựa.
Ảnh trên mạng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here