Máu đồng bào nhuộm đỏ huân chương của bọn khát máu!

0
84
Hàng ngàn CSCĐ bao vây dân Đồng Tâm

Việt Hương

11-1-2020

Tháng 5/2019, ngay sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận đất canh tác nông nghiệp tại cánh đồng Sênh, thuộc sân bay Miếu Môn, là đất quốc phòng; người dân Đồng Tâm đã khẳng định: “Nếu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cố tình vào cướp đất của người dân Đồng Tâm thì chúng tôi sẵn sàng đổ máu và cũng sẵn sàng hủy diệt kẻ nào dám vào cướp đất”.

Dân Đồng Tâm cương quyết tuyên chiến với giặc nội xâm. Bất kể ai không có quyết định thu hồi đất mà vào đây cướp đất thì dân Đồng Tâm sẽ sẵn sàng chiến đấu và nhiều người sẽ sẵn sàng hy sinh”.

Còn nhớ, người dân xã Đồng Tâm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước qua việc bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin hồi trung tuần tháng 4 năm 2017, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. Vụ việc xảy ra khi chính quyền thành phố điều cảnh sát đến cưỡng chế khu đất 59 héc-ta đất ở đồng Sênh mà người dân coi là đất canh tác, còn chính quyền một mực khẳng định là đất quốc phòng. Dân chúng, dưới sự dẫn dắt tinh thần của cụ Lê Đình Kình, đã cho 38 cảnh sát bị bắt ăn uống đầy đủ, không đánh đập, trả tự do cho họ sau khi đối thoại được thiết lập.

Thế nhưng, chỉ bốn tháng sau, chính quyền Hà Nội đã trở mặt. Chiều 27/8/2019, UBND Hà Nội thông tin về việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Dự buổi làm việc có Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh. Tại đây, Nguyễn Đức Chung đã xuyên tạc:

Tôi với tư cách là người theo dõi, đôn đốc xử lý các vụ việc ở Mỹ Đức có thể khẳng định có một bộ phận lợi dụng khiếu kiện, tố cáo để lấn chiếm đất, trục lợi tiền đền bù và bản thân ông Lê Đình Kình cũng như vậy“.

Cụ Lê Đình Kình bên cháu chắt của mình. Ảnh trên mạng

Vậy là đã rõ, chính quyền Hà Nội quyết tâm cướp đất, để giao cho Tập đoàn Viettel, một doanh nghiệp quân đội làm kinh tế. Nhưng dư luận râm ran, Viettel sẽ ôm “dự án quốc phòng hạng A” này để liên doanh với bọn “nhóm lợi ích” làm sân gôn, núp chiêu bài “Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh” theo Điều 61 Luật Đất đai.

Nhiều lý do thu hồi đất, mà trong đó có 2 “phạm trù” của nó cũng mơ hồ và lắm kẻ hở:

– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân.

Và máu đã đổ….

Hàng ngàn cảnh sát cơ động đã tấn công thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội lúc 4h sáng ngày 9/1/2020. “Trận đánh đẹp”, đàn áp đẫm máu dân Đồng Tâm, hậu quả thảm khốc là 1 người dân và 3 cảnh sát thiệt mạng, theo thông tin chính thức từ Bộ Công an.

Người chết lại là cụ Lê Đình Kình, hơn 80 tuổi đời, gần 60 năm tuổi đảng. Cụ từng là huyện uỷ viên, Bí thư đảng uỷ xã Đồng Tâm. Theo tin từ con gái cụ, cụ bị đánh gãy rời chân, chấn thương sọ não và một viên đạn bắn xuyên tim, khi khi cụ đang ngủ trong căn nhà của mình. Hai con trai của cụ Kình cũng bị tra tấn đến hôn mê sâu.

Báo chí quốc doanh mô tả, ba cảnh sát bị chết là “anh dũng hy sinh”. Còn cụ Kình là “kẻ chống đối bị chết”.

Ngay sau đó, sáng ngày 11/01/2020, Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 cảnh sát tử vong khi đàn áp tại xã Đồng Tâm. Quyết định khen thưởng nêu rõ: “Cả 3 chiến sĩ công an đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc“.

Quyết định tặng huân chương… nhuộm máu đồng bào!

Thật không còn gì để bình luận. Chỉ biết nói rằng, máu của đồng bào đã nhộm đỏ tấm huân chương của bọn độc tài đảng trị, cường quyền, tàn bạo và khát máu.

***

Tội ác đến từ đâu?

Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định về thu hồi đất không rõ ràng. Trong Điều 62, các dự án phát triển kinh tế – xã hội có thể gắn được mác “lợi ích quốc gia”. Việc thu hồi giải phóng mặt bằng từ cơ chế tự thỏa thuận với người dân sang cơ chế Nhà nước thu hồi, tiền đền bù giải phóng mặt bằng thấp hơn rất nhiều.

Doanh nghiệp, tập đoàn “tư bản đỏ” câu kết với chính quyền, núp bóng thực hiện các “dự án phát triển kinh tế – xã hội” để ăn cướp đất của dân bằng giá bồi thường rẻ như bèo. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng…, chúng thu hồi đất của dân, áp giá rẻ mạt, đất vườn nhà ngay nội thành ai không có “bìa đỏ” thì xem như đó là đất nông nghiệp.

Giá đền bù đất nông nghiệp là 30.000 đồng/m2. Rồi chúng san ủi ra, chuyển mục đích sử dụng đất sang sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ… lợi nhuận được tạo ra từ việc chuyển đổi sử dụng đất này người dân không bao giờ được hưởng. Chúng bán lại đất ở giá 20 triệu/m2, cao gấp gần 700 lần giá đền bù!

Có thể thấy tiền sinh lời từ đất đai chạy vào túi một nhóm lợi ích, Nhà nước thất thu, người dân tay trắng.

Khái niệm không rõ ràng trong Luật Đất đai 2013 đang “vô tình” tạo điều kiện cho những “nhóm lợi ích” thâu tóm đất đai với giá bất hợp lý, so với lợi ích của người bị thu hồi. Quy định về đền bù giải phóng mặt bằng trong Điều 62 “dự án phát triển kinh tế” ấy xem ngang bằng với các dự án Quốc gia, công cộng, dự án bằng vốn ODA và dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích Quốc gia.

Đền bù giải phóng mặt bằng giá đất được tính theo khung giá của Nhà nước quy định. Từ đây “nhóm lợi ích” hình thành trong công tác giải phóng mặt bằng bắt đầu từ khái niệm “dự án phát triển kinh tế -xã hội phục vụ lợi ích quốc gia”, theo Điều 62 Luật Đất đai 2013.

Khái niệm “phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” khiến phạm vi các dự án được Nhà nước thu hồi đất là quá rộng.

Điều 62 ghi:

– Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất gồm:

+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới;

+ Chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn;

+ Cụm công nghiệp, khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung;

+ Dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng…

Dựa trên sự “mập mờ” của Luật, bọn quan chức tỉnh, thành phố câu kết con buôn, núp danh nghĩa công ty, tập đoàn, chủ đầu tư dự án như đã nói ở trên, hình thành “nhóm ăn cướp”. Và chúng cướp tài sản đất đai của dân, chia nhau để trở thành tỷ phú đô la. Điển hình trong số đó là Lê Viết Lam với SunGroup, anh em Phạm Nhật Vượng với VinGroup, Trịnh Văn Quyết với FLC, cha con Bùi Thành Nhơn với Novoland…

Nếu gia đình nào, cá nhân nào không đồng ý theo áp giá đền bù và các quy định về tái định cư do các Ban Quản lý dự án đưa ra, sẽ bị cưỡng chế. Chúng lập nên một Hội đồng cưỡng chế, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, khủng bố tinh thần, đe doạ, bắt bớ, tù đày, rồi cưỡng chế… Ban thực hiện cưỡng chế theo Điều 71 Luật đất đai; thành phần Ban thực hiện cưỡng chế tuỳ tỉnh thành. Sau này hợp pháp hoá theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Mở đầu cho việc cưỡng chế cướp đất, kể từ sau “đổi mới” năm 1986, xin được điểm qua các vụ việc nổi tiếng, theo thứ tự thời gian như sau:

1. Vụ cướp đất ở Giáo xứ Cồn Dầu: Để cướp hàng trăm hecta đất, bán cho Sun Group phân lô, Nguyễn Bá Thanh, cùng Trần Văn Minh chỉ đaọ huy động hàng ngàn cảnh sát trang bị súng, lựu đạn cay, roi điện, đến phá Nghĩa trang Giáo xứ Cồn Dầu, đàn áp đẫm máu giáo dân vào ngày 5/4/2010. Vụ việc gây chấn động cả nước, gây phẫn nộ ra cả cộng động quốc tế.

2. Cái chết của Kỹ sư Phạm Thành Sơn: Cũng ở Đà Nẵng, sáng 17/02/2011, kỹ sư Phạm Thành Sơn đến UBND TP Đà Nẵng khiếu nại việc thu hồi đất trên đại lộ Ngô Quyền. Quyền lợi của gia đình anh Sơn bị bác bỏ, đáp lại vẫn là những cái lắc đầu vô cảm của của chính quyền. Quá uất ức, lo sợ gia đình rơi vào thế cùng đường, Sơn đã phản ứng gay gắt trong trụ sở UBND Đà Nẵng. Phạm Thanh Sơn đã bị đánh chết trong khuôn viên UBND TP. Rồi đúng 12 giờ trưa vắng người, chúng vất xác anh ra vệ đường Bạch Đằng, tưới xăng và châm lửa đốt. Để bưng bít dư luận, tuyên giáo đã chỉ đạo báo chí quốc doanh, truyền thông lưu manh cả nước cùng nhào nặn lên câu chuyện “Phạm Thành Sơn té xe bên vệ đường và thùng xăng phát nổ gây cháy” (!)

3. Tiếng súng Tiên Lãng: Sáng 5/1/2012, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng đã tiến hành cưỡng chế, thật ra là cướp đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Với lực lượng đông đảo hơn 100 người, bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện là Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban, nhưng đã bị gia đình anh Đoàn Văn Vươn chống trả. Họ dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả làm 4 công an và 2 quân nhân bị thương.

4. Cái chết của anh Nguyễn Viết Thành: Rạng sáng ngày 28/8/2013, người dân khu vực Tùng Lâm (cũ, nay thuộc tổ 16, phường Hoà Xuân) đã chết lặng khi nhìn thấy anh Thành treo cổ trên cành cây thuộc khu đất của mẹ ruột. Nguyễn Viết Thành 41 tuổi, ngụ tổ 16, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, đã treo cổ vì phẫn uất tuyệt vọng khi bị BQL dự án, lẫn UBND TP Đà Nẵng gạt phăng mọi kêu cứu về đền bù giải toả đất gia đình, rồi còn bị bọn cán bộ bắt tay cùng “cò” lấy tiền hối lộ rồi lừa anh.

5. Phát súng Đặng Ngọc Viết: Lúc 14h chiều ngày 11/9/2013, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình (nằm trong UBND TP. Thái Bình, địa chỉ 1 phố Trần Phú, TP Thái Bình), Đặng Ngọc Viết 42 tuổi, có hộ khẩu thường trú ở số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Do uất ức trong chuyện thu hồi đất và đền bù không thoả đáng trên diện tích đất của gia đình mình, anh Viết cầm theo khẩu súng colt Trung Quốc, loại bắn đạn chì, lao vào trụ sở UBND TP. Thái Bình để tìm người truy sát. Viết tới thẳng văn phòng Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Thái Bình – Đội giải phóng mặt bằng nhằm từng người có mặt trong văn phòng để bắn. Hậu quả, ông Vũ Ngọc Dũng, 51 tuổi – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Thái Bình, đã tử vong bởi viên đạn đi xuyên qua sọ; bốn kẻ khác bị bắn trọng thương. Sau đó Đặng Ngọc Viết tự sát.

6. Vụ Đặng Văn Hiến: Vào ngày 23/10/2016, chỉ vì bị cướp đất một cách trắng trợn, công khai nên các anh Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình , Hà Văn Trường, Đoàn Văn Diện đã dùng súng bắn chết 3 người và bị thương hơn 10 người trong đội quân cướp đất thuộc Công ty TNHH thương mại đầu tư Long Sơn bắt tay với chính quyền, tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông.

Đặng Văn Hiến bị đem ra xét xử và kết án tử hình. Án tuyên, gây tranh cãi và dấy lên sự phẫn nộ của dư luận trong và ngoài nước.

7. Vườn rau Lộc Hưng: Ngày 8/1/2919, hàng trăm người thuộc lực lượng chức năng, an ninh, cảnh sát, công an cùng với máy ủi, máy cẩu… cưỡng chế dỡ nhà và san bằng khu vực Vườn rau Lộc Hưng, nơi có vườn tược, nhà cửa của 110 hộ dân tại P.6, Q.Tân Bình sống ồn định từ năm 1954, với tổng diện tích 49.320m2 cạnh Nha Giám đốc Viễn thông VNCH.

Người dân Vườn rau Lộc Hưng chống lại cưỡng chế

Dân quyết bám trụ, che lán ở. Ngày 8/12/2019, chính quyền TP đã huy động công an, an ninh mặc thường phục và dân quân đến vùng đất cưỡng chế để cản trở bà con dựng hang đá Noel, đập phá tượng Đức Mẹ, và bắt giam nhiều người. Người dân cho rằng đây là hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo. Đến nỗi, phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã đến tìm hiểu và gặp gỡ các đại diện của cộng đồng Công giáo sinh sống ở Vườn rau Lộc Hưng.

Đất đai của người dân đã được đảng và nhà nước dung túng cho bọn quan tham cướp bóc một cách hợp pháp để nuôi sống chế độ, qua cái gọi là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý”. Nhưng chính những bất công về đất đai sẽ làm cho người dân đứng lên, nhấn chìm chế độ này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here