1-12-2019
12 hoàng giáp ký tên trong đơn phản đối việc đặt tên đường cho hai giáo sĩ phương Tây, thực chất là phản đối chữ quốc ngữ, thì không đáng đếm xỉa nữa. Hàng triệu dân mạng khai đao cũng đủ chôn sống chúng!
Nhưng cái bệnh sùng cổ, xem chữ Hán như là của thánh hiền, đặc biệt là tư tưởng phản Tây phục Hán thì không chỉ ở trong đầu Nguyễn Đắc Xuân mà thống trị trong đầu không ít trí thức. Cần phải giải quyết rốt ráo trước khi chuyển sang vấn đề khác.
1. Chữ Hán có thâm sâu thật không?
Những người có tư tưởng phản Tây phục Hán vẫn luôn cho rằng chữ Hán là hồn cốt của cha ông. Có lẽ do ảnh hưởng Vũ Đình Liên: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”. Hồn ấy được cho là cái chữ tượng hình mang những nghĩa “thâm sâu” mà chữ quốc ngữ không có được.
Sự “thâm sâu” mà họ thường viện dẫn là lối chiết tự, ghép tự. Thực chất là trò chơi của trẻ trâu mà tôi đã nói qua ở bài trước.
Trước hết, chữ mà mang tính trực quan hình ảnh đã là trẻ trâu, vì tư duy cao nhất không phải hình tượng mà là trừu tượng. Tư duy hình tượng là thế mạnh của nhà thơ chứ không phải tư duy khoa học. Cho nên ta hiểu vì sao, cả ngàn năm phong kiến ở phương Đông, khoa học không có đất sống nhưng thơ ca thì nhiều như nước lã. Thực chất, khi bài thơ không có gì hay thì các cụ mới săm soi vào con chữ để tán hình trong đó. Gốc chuyện này có từ triết học hình tượng của Thánh Khổng. Chẳng hạn như Khổng nói về chữ Thứ (恕). Khi Tử Cống hỏi: “Thưa thầy, có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?”. Khổng Tử đáp: “Có lẽ là chữ Thứ chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Chữ “Như” (如) và chữ “Tâm” (心) hợp lại thành chữ “Thứ” (恕), nghĩa là tha thứ, bao dung. Mấy nhà thơ bắt chước Khổng mà tán hình ra nghĩa. Như Nguyễn Công Trứ luận về Nhàn: Thị tại môn tiền náo,. Nguyệt lai môn hạ nhàn. 巿 在 門 前 鬧. 月 來 門 下 閒. Đến lượt bọn bình văn, giảng văn cũng bắt chước tán theo cách đó (điều này ảnh hưởng cả đến lối dạy văn tủn mủn hiện nay!). Nhưng được mấy bài thơ có cái chữ như vậy để tán? Một bài thơ hay phải bắt đầu từ âm thanh, và nghĩa chỉ sinh ra ở cả chuỗi biểu đạt ngôn từ chứ sao lại ở con chữ độc lập với cái hình dị dạng trong đó?
Nói Truyện Kiều mất hay khi chuyển sang ký tự Latin. Vậy ông nào thử chỉ ra cho tôi xem câu thơ: “Lơ thơ tơ liễu buông mành” hay ở cái chữ tượng hình nào khi để tồn tại ở dạng chữ Nôm?
Sự thực, tính tượng hình và lối chiết tự, ghép tự ở chữ Hán chỉ có ý nghĩa ở một số từ cổ. Mà những từ cổ này thì hoặc là thể hiện sự ngộ nghĩnh của người nguyên thủy, hoặc là mang tư duy rất man rợ, hoặc là đầy định kiến giáo điều, kể cả thô thiển. Tại sao Hưu, tức nghỉ, phải cứ là ngồi dựa gốc cây 休 ? Tại sao An, tức an toàn, thì phải cứ là người con gái ở dưới mái hiên hay bị nhốt trong nhà 安 ? Mang nghĩa cụ thể đến như vậy thì có phải bóp chết sự lung linh rộng mở của từ không? Chữ Hôn 婚 , tức cưới hỏi, ghép người nữ với mặt trời lặn, phản ánh tục cướp hôn ngày xưa, có man di không? Chữ Tổ 祖, chỉ ông bà, cha mẹ, nhưng lại là cái con cặc đặt bên ban thờ, có trọng nam khinh nữ và quá thô thiển không? Vẽ cái lồn 女 đại diện cho người nữ có phải thị dâm quá đáng không? Tôi thường truy tìm lối tượng hình này, nhưng là để khảo cổ tư duy hoang dã phục vụ cho giải kiến tạo ngôn ngữ chứ không thể xem đó là sự thâm sâu hay vẻ đẹp của chữ tượng hình được!
Tất nhiên, cần phải thấy, để vươn đến trừu tượng hơn, đa số chữ Hán đã mất hẳn nghĩa tượng hình. Nhiều chữ ghép một cách tùy tiện, không thể tìm ra cái lý nào ở nghĩa tự hình cả! Ai giỏi cứ thử bốc ra một chữ nào đó, phân tích tôi xem thử?
Xem chữ Hán là của thánh hiền, cao cả, thiêng liêng đến mức hạ thấp tiếng nói của dân tộc ta, thì chỉ có thể là những kẻ đồng bóng, nô lệ đến mức tự hào chui háng người Hán.
2. Chữ quốc ngữ có cắt đứt nguồn mạch văn hóa dân tộc?
Gọi chữ quốc ngữ là “Latin hóa tiếng Việt” thì chỉ có thể là con bò học nói, vì chữ quốc ngữ không làm cho tiếng Việt thành tiếng Latin, tức thứ tiếng người La Mã cổ nói chuyện với nhau. Đó chỉ là mượn ký hiệu Latin để ghi âm tiếng Việt, giống như cả trăm quốc gia dân tộc khác nhau chỉ mượn có 10 hệ ký tự chung.
Sự ngu này nếu có phản biện một trăm bài, họ cũng không hiểu gì.
Nhưng nhiều người có trí vẫn giữ một lập luận rằng, việc sử dụng chữ quốc ngữ đã làm đứt đoạn cội nguồn văn hóa Việt. Nhiều thế hệ về sau sẽ bị mù khi không thể đọc được di sản văn tự của cha ông.
Lý luận này rất tầm phào, phi thực tiễn, nhưng lại được nhiều người tin và tỏ ra nuối tiếc. Tôi khẳng định, chữ Hán là nguồn mạch văn hóa Hán, nếu có cắt đứt thì là cắt đứt nguồn mạch văn hóa mà cả ngàn năm trí thức Việt đã bị Hán hóa. Sự cắt đứt này có ý nghĩa tích cực khi dân ta bừng tỉnh khỏi tình trạng mê muội, nô dịch Hán cả ngàn năm để chuyển hướng sang văn minh hiện đại như phương Tây.
Tiếc gì cái món điển tích, điển cố Hán với đủ thứ “chi chi hồ hồ dã dã” lên giọng cao sang nhưng thực chất là ăn theo nói leo kẻ xâm lược?
Bài trước tôi đã nói, may mà trong ngàn năm phong kiến, 99% dân Việt mù chữ nên tiếng Việt ta vẫn còn. Chứ nếu 100% dân Việt biết và dùng chữ Hán như giới trí thức Nho học thì tiếng Việt đã mất từ lâu, người Việt đã hoàn toàn bị đồng hóa như những dân tộc khác trên đất Trung Hoa.
Nhờ tiếng Việt còn mà dân gian vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc qua nghệ thuật dân gian, nếu không, cả nền nghệ thuật dân gian cũng biến mất.
Với tỉ lệ 99% dân Việt mù chữ trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, phải nói thẳng thắn rằng, các văn bản Hán Nôm của giới Nho học chẳng có ý nghĩa gì đến toàn dân. Các ông viết văn tự chỉ để giao dịch ở cung đình, cửa quan, và vung bút làm thơ để vỗ đùi tán tụng nhau, tự nghe và tự sướng. Cho nên, thời ấy cũng như bây giờ, dân có đến đền chùa ngó ngó nghiêng nghiêng cho vui chứ biết gì mấy cái chữ vuông vuông kia mà đọc?
Không chừng số người biết chữ Hán hôm nay còn nhiều hơn thời xưa chứ đừng tưởng mù tịt hoàn toàn!
Phải nói một cách sòng phẳng thế này. Nhờ có chữ quốc ngữ, toàn dân Việt Nam được xóa nạn mù chữ trong một thời gian ngắn, cho nên di sản cổ xưa của cha ông vẫn còn. Không chỉ nhờ chữ quốc ngữ mà tiếng nói dân tộc được ghi ra rõ ràng, những di sản văn hóa thuần Việt được chép lại thành văn, mà toàn bộ di sản văn tự Hán cũng được phổ biến rộng rãi. Không phải nhờ chữ quốc ngữ mà cái kho tàng văn tự Hán kia được phiên âm, biên dịch hết qua chữ quốc ngữ để toàn dân cùng đọc, cùng thưởng thức đó sao? Nôm na là, nếu không có chữ quốc ngữ, cái kho Hán Nôm của các cụ để lại chỉ có thể dành cho mối nó xơi!
Chỉ cần nói vậy thôi. Không cần nói thêm về những vai trò to lớn khác của chữ quốc ngữ, vì đã có hàng trăm trang sách nói rồi!