“Đừng tin người Nga vì họ còn không tin chính bản thân mình”. 

0
71
Một phụ nữ đứng cạnh một tòa nhà bị phá hủy ở thành phố cảng phía nam Marioupol, Ukraina ngày 30/03/2022. REUTERS - ALEXANDER ERMOCHENKO

Bài của Fbker Nghia Le, dài nhưng rất hay. Mọi người chịu khó đọc nhé.

https://www.facebook.com/100080119994594/posts/109122678435065/

……………

Tổng thống Ukraine Volodymyr bắt đầu cuộc gặp với lãnh đạo Liên Âu trong khi Đại sứ Nga tại LHQ đã xổ toẹt ra rằng Ukraine muốn hoà bình thì phải nhượng bộ lãnh thổ. 

Thế kỷ 21 mà Nga vẫn mang tư tưởng ô hợp, đế quốc, xâm lược để cướp lãnh thổ của nước khác thì không tìm thấy đường về nhà là tất yếu. 

Khi mình du học ở Ukraine, cảm nhận được cái đẹp của đất nước, con người dân tộc Ukraina, thích nghe Xô-phia Rotaru. 

Về nước Nga, mình chỉ dẫn một câu của cố chính trị gia lỗi lạc, cố thủ tướng Đức-Phổ Von Otto Bismark “Đừng tin người Nga vì họ còn không tin chính bản thân mình”. 

Chúng ta theo dõi lịch sử chắc hẳn ai cũng đã biết về xâm lược là một hành vi như thế nào, hiện nay các nước trên khắp thế giới đều có những chiến lược quân sự để chống xâm lược và bảo vệ quốc gia mình, sự kiện đang được nhắc tới hiện nay đó là chiến tranh giữa Nga và Ukraine. 

Vậy để biết Xâm lược là gì? Các hành vi bị coi là xâm lược quốc gia khác? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết nhé. 

Xâm lược tiếng Anh là ” Aggression”.

Hành động xâm lấn hoặc tấn công được thực hiện bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm vào một quốc hoặc một liên minh các quốc gia khác hoặc là hành vi chiếm đóng quân, dù cho chỉ là tạm thời hoặc là sau khi thực hiện hành vi xâm lấn hoặc tấn công hay bất kỳ sự sáp nhập thông qua việc sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ hoặc một phần của lực lượng tại chỗ của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia khác được nói ở trên.

Hành vi bắn phá, pháo kích, cường kích hoặc ném bom được thực hiện bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác hoặc việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác. 

Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh các quốc gia khác.

Hành vi phong tỏa các cảng hay bờ biển được của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác.

Một cuộc tấn công trên bờ, trên biển hoặc trên không của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang hoặc lực lượng không quân hoặc lực lượng hải quân hoặc lực lượng không quân của hải quân của một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác.

Việc sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia mà lực lượng vũ trang này ở trong lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác không dựa theo thỏa thuận của quốc gia hoặc liên minh quốc gia tiếp nhận, bao gồm việc sử dụng lực lượng vũ trang này vi phạm các điều khoản có trong thỏa thuận hoặc bất kỳ việc kéo dài sự hiện diện ở những khu vực như trên vượt quá thời hạn có trong thỏa thuận.

Hành động của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia ở trong vùng lãnh thổ được cho phép, điều đã bị bác bỏ bởi một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác, được thực hiện bởi một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nói ở vế đầu nhằm vi phạm một đạo luật về hành động xâm lược công lại một quốc gia thứ 3 hoặc một liên minh các quốc gia thứ 3.

Việc triển khai quân được thực hiện bởi hai đại diện cho một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia do những lực lượng, những nhóm có vũ trang hoặc lực lượng không chính quy hoặc lính đánh thuê thực hiện mà tạo ra những hoạt động vũ trang chống lại một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác gây ra những thiệt hại như những hành động được nói ở trên hoặc sự can dự trong trường hợp này gây ra những thiệt hại đáng kể. 

Hành động xâm lược có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ, tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính trị khác nhau. 

Theo Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm lược là một sự kiện diễn ra giữa các quốc gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không được coi là các hành động xâm lược.

Hành động xâm lược bị coi là hành động chống lại nền hòa bình quốc tế, những vùng lãnh thổ có được nhờ xâm lược không được pháp luật thừa nhận. Không có bất kỳ lý do tự nhiên, kinh tế, chính trị hay những lý do khác để biện minh cho hành động xâm lược. Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược. 

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine gây bàng hoàng và kinh sợ. Nó đã phá vỡ điều cấm kỵ trong quan hệ quốc tế là sự tôn trọng chủ quyền của mỗi nước. Cuộc xâm lược này nhằm lật đổ chế độ được bầu lên một cách dân chủ và đã bảo vệ đàng hoàng chính sách thân châu Âu và thân phương Tây, nó đã tấn công vào dân một nước cho đến cùng vẫn tỏ ra hòa bình và kiên cường. 

Cuộc tấn công cố tình này lộ rõ quan điểm tư tưởng ăn sâu và sự hoang tưởng về lịch sử của nước Nga Theo đó Ukraine không tồn tại như là một quốc gia và chỉ là một Nhà nước được các thế lực thù địch với Matxcơva, đặc biệt là Hoa Kỳ, dựng lên.

Các nước phương Tây khẳng định đây là cuộc chiến tranh không thể biện minh, phải bị lên án mạnh mẽ. Các nước phương Tây phải tự hỏi Vladimir Putin sẽ dừng lại ở đâu và làm thế nào để ngăn ông ta lại.

Thời buổi nhiễu nhương. Về phương diện cách thế hành xử, rõ ràng Việt Nam ta hoàn toàn không có lợi gì, nếu không muốn nói chỉ có hại khi ủng hộ hành động một nước lớn xâm chiếm toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của một nước nhỏ khác. 

Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Úc, đã nhận thấy điều đó khi liên hệ vụ Crimea với vụ Hoàng Sa của Việt Nam: Cả hai đều bị một nước lớn cưỡng chiếm; và ở cả hai trường hợp, nước nhỏ và yếu hơn đành thúc thủ, hơn nữa, càng ngày càng thúc thủ ngay cả về phương diện pháp lý. 

Mỹ đã cảnh cáo Trung Quốc chớ bắt chước Nga, làm liều ở Biển Đông. Một số nhà quan sát đã cảnh báo về việc Trung Quốc có thể “học đòi” Nga trong vấn đề sáp nhập Crimea để xử lý tranh chấp ở Biển Đông, một vùng biển chiến lược đối với thế giới nhưng Bắc Kinh muốn độc chiếm làm “ao nhà” dựa trên “đường lưỡi bò” ngang ngược tự vẽ ra và cái gọi là “chủ quyền mang tính lịch sử” hết sức mơ hồ không được bất cứ nước nào hay luật pháp quốc tế thừa nhận. 

Về mặt địa chính trị, Trung Quốc có thể lợi dụng sự bận tâm của phương Tây với Nga / Ukraine để thực hiện các hành động gây hấn hơn ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ. Hơn nữa, các cuộc tấn công mạng tăng cường có thể được dự kiến từ Nga và Trung Quốc, đe dọa gián đoạn các cơ sở và chức năng quan trọng ở các nước phương Tây, cũng như can thiệp vào cuộc bầu cử của các nước này. 

Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam (các năm 1974, 1988…), cho giàn khoan, tàu chiến, máy bay quân sự… vào xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam… (từ đầu tháng 5/2014) thì rõ ràng là bất chấp luật pháp quốc tế. 

Chẳng có ai thừa nhận cho các hành động đó của Trung Quốc cả. “Đường lưỡi bò” Trung Quốc vẽ bậy cũng chẳng có chứng cứ pháp lý nào bảo vệ cả, ngay lịch sử Trung Quốc đã bác bỏ hiệu quả đối với cuồng vọng của Trung Quốc hiện nay.

Ðiều đặc biệt là hầu hết các quốc gia Ðông Âu vốn tách ra từ Liên Bang Xô Viết hoặc vốn thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây cũng phê phán Nga một cách gay gắt. Lithuania và Ba Lan ra thông báo chung yêu cầu Nga phải tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Bộ Ngoại Giao Albania cho hành động xâm chiếm Crimea của Nga là việc làm trái với luật pháp quốc tế. Azerbaijan, Belarus, Bosnia và Herzegovina đều yêu cầu Nga phải tôn trọng sự độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Bulgaria, Latvia và Georgia, Bộ trưởng ngoại giao các nước Cộng Hòa Czech, Estonia, Phần Lan, Hungary, Romania, Serbia, Liechtenstein, Lithuania, Malta, Uzbekistan, Maldova và Montenegro, v.v… đều kêu gọi quân lính Nga rút ra khỏi Crimea và Nga phải tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Những nước ủng hộ Nga rất ít. Hầu như chỉ có ba nước công khai ủng hộ Nga: Cuba, Syria và Trung Quốc. Cuba và Syria thì ra tuyên cáo ủng hộ Nga và lên án Mỹ cũng như khối NATO một cách kịch liệt. Còn ở Trung Quốc thì, một mặt, Bộ Ngoại Giao kêu gọi các bên tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình; mặt khác, Chủ Tịch Tập Cận Bình lại điện thoại cho Putin thông báo là ông ủng hộ Nga.

Lưng chừng ở giữa là một số nước, như Armenia, Colombia, Ấn Ðộ, Kazakhstan, Macedonia, Pakistan, Slovenia, và Việt Nam: Tất cả đều bày tỏ sự “quan tâm” của họ trước sự căng thẳng tại Crimea và kêu gọi các bên giữ bình tĩnh và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.

Nói là ở giữa, nhưng nhiều nước trong số này lại tỏ ra thiên vị hẳn về phía Nga. Ví dụ, trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước tình hình Crimea, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình, một mặt, “hy vọng mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới”; mặt khác, lại “đề nghị Ukraine có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tính mạng và tài sản cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm ăn tại Ukraine.” Lời đề nghị ấy kể ra cũng bình thường, hơn nữa, còn chứng tỏ sự quan tâm đến những người Việt đang sinh sống và lao động tại Ukraine, nhưng nó lại hàm ý đổ trách nhiệm về phía chính quyền Ukraine.

Việc Cuba và Syria công khai lên tiếng bênh vực và ủng hộ hành động lấn chiếm Crimea của Nga thì không có gì đáng ngạc nhiên. Các nhà bình luận chính trị trên thế giới quan tâm nhiều nhất đến phản ứng của Trung Quốc. Họ đặt vấn đề: Tại sao Trung Quốc lại đồng ý với Nga trong việc xâm lấn này?

Theo James R. Holmes, lý do chính là Trung Quốc muốn biến hành động xâm chiếm Crimea của Nga thành một tiền lệ trong sinh hoạt chính trị thế giới để sau đó họ có thể dùng bạo lực để xâm chiếm Ðài Loan, hơn nữa, một số quốc gia láng giềng khác ở Ðông Nam Á. Thì cũng nhân danh việc cứu giúp những người đồng chủng. Thì cũng dùng vũ lực để đặt thế giới vào cái thế đã rồi. Nếu mọi người chấp nhận việc Nga cướp Crimea từ tay của người Ukraine thì tại sao lại lên án Trung Quốc nếu Trung Quốc, một ngày nào đó, đổ quân lên Ðài Loan hoặc một số hòn đảo đang tranh chấp với các nước khác?

Andong Peng thì cho Trung Quốc xem Crimea như một cái bẫy để làm cho Mỹ sa lầy vào đó và không còn khả năng để quay lại Châu Á. Với Trung Quốc, đó cũng là nơi làm tiêu hao quyền lực mềm của Mỹ: nếu Ukraine bất lực trước Nga và Mỹ cũng như NATO không giúp được gì Ukraine trong hoàn cảnh tuyệt vọng ấy, các nước nhỏ khác sẽ không còn tin tưởng ở Mỹ nữa.

Ðó là những tính toán chiến lược của Trung Quốc. Nhưng còn Việt Nam? Tại sao Việt Nam lại có vẻ đồng tình với Nga? Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến Lược thuộc Bộ Công An, cho hành động xâm lược của Nga ở Crimea là “phù hợp với các hiệp định song phương được ký giữa Nga và Ukraine” và “không trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc.” Hơn nữa, ông còn cho những đe dọa trừng phạt Nga của Mỹ và Tây phương chỉ là “chém gió.”

Nói tóm lại, một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sau đó là các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ làm tăng giá dầu, khí đốt và các hàng hóa khác, làm tăng tỷ lệ lạm phát trong khi giảm tốc độ tăng trưởng – với tác động nhiều hơn vào châu Âu. Cuối cùng, giá cao hơn sẽ thúc đẩy sản xuất nhiều hơn để giảm bớt áp lực tăng giá. Nhìn chung, tác động kinh tế toàn cầu dài hạn sẽ hạn chế do tỷ trọng nhỏ của Nga trong nền kinh tế thế giới – chỉ 1,7%. 

Tuy nhiên, về mặt chiến lược, tác động sẽ lâu dài, kết tinh xung đột giữa Trung Quốc / Nga và Mỹ / phương Tây thành một cuộc chiến tranh lạnh mới – với việc tăng cường chiến tranh mạng và các cuộc chiến tranh nóng có thể xảy ra ở ngoại vi. 

Hiện nay không chỉ riêng Việt Nam và với tất cả các quốc gia mà nhất là với các nước có kẻ thù tiềm tàng ở bên cạnh thường dùng biện pháp phòng thủ để giữ chậm, ngặn chặn hành động xâm lược. Theo đó với các rào cản địa lý như các con sông, suối, đầm lầy, núi đồi được tận dụng cho việc phòng ngự. 

Để bảo vệ khỏi các kẻ địch thì điển hình như ta thấy với các công trình quân sự cũng được dùng trong việc phòng ngự. “Vạn Lý Trường Thành” là một công trình quân sự nổi tiếng được sử dụng cho việc này. Các rào cản còn bao gồm cả các công sự, các đường hào, các bãi mìn, các phương tiện quan sát, theo dõi sự di chuyển. Tuy nhiên các công trình này có thể cần một lực lượng quân đội lớn để bảo vệ cũng như duy trì các trang thiết bị được bố trí, là một gánh nặng kinh tế cho đất nước.

Theo đó các công trình quân sự để mang tính chất bảo vệ có thể được xây dựng thành một dãy liên tiếp, công trình này gồm các thành hoặc các công sự, pháo đài đặt ở gần biên giới. Ngoài ra đối với các công trình này được thiết kế với mục đích để khống chế và giữ chậm các hành động xâm lược trong thời gian dài cho việc di chuyển một lực lượng bảo vệ đủ lớn đến. 

Trong một vài trường hợp thì chúng lại trở thành phương tiện phòng ngự ngược trở lại khi bị chọc thủng. Các pháo đài có thể bố trí ở các vị trí thuận lợi để đóng quân tránh được hỏa lực trực tiếp của kẻ thù.

Trong thời hiện đại, ý tưởng về việc sử dụng những công trình phòng thủ cố định chống lại sự đe doạ các căn cứ trên đất liền có quy mô lớn trở thành lỗi thời. Việc sử dụng những chiến dịch không quân chính xác và các máy móc phương tiện cơ giới hoá cỡ lớn được làm nhẹ hơn, khả năng phòng vệ cơ động hơn mới đáng được yêu cầu trong các kế hoạch quân sự.

Như một số các nước điển hình sử dụng phòng thủ chống lại các cuộc xâm lược hiện đại thường sử dụng các trung tâm dân cư lớn như các thành phố, hay cũng có thể là với các khu đô thị làm các điểm phòng thủ và kẻ xâm lược phải chiếm được những điểm này để phá huỷ khả năng phòng thủ. 

Lực lượng phòng thủ sử dụng các sư đoàn để bảo vệ những điểm này nhưng lực lượng phòng thủ vẫn có thể rất cơ động và thông thường là ẩn nấp. Ví dụ điển hình cho việc sử dụng những thành phố làm các công sự phòng ngự là các vị trí đóng quân của Quân đội Iraq trong cuộc xâm lược Iraq 2003 tại Baghdad, Tikrit và Basra. 

Tuy nhiên những địa điểm tĩnh vẫn có hữu ích trong việc phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của hải quân và không quân.

Hay một cách để có thể bảo vệ và chống xâm lược như ngày xưa mà chúng ta đã biết tới trong sử sách đó là thuỷ lôi đây là phương thức hiệu quả cho việc phòng thủ bờ biển bảo vệ các cảng. 

Hệ thống phòng thủ không quân kết hợp giữa các súng pháo phòng không và các bệ phóng tên lửa vẫn là cách tốt nhất để chống lại các cuộc tấn công của không quân. Các hệ thống như vậy đã được sử dụng một cách hiệu quả ở xung quanh Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (WMD), một mạng lưới phòng thủ nhằm chặn đứng các tên lửa đạn đạo liên lục địa. 

Các quốc gia riêng biệt như Vương quốc Anh hay Nhật Bản và những nước lục địa có các bờ biển rộng như Hoa Kỳ đã tận dụng sự có mặt của hải quân để ngăn chặn trước một cuộc xâm lăng vào đất nước của họ hơn là việc củng cố các vùng biên giới. Tuy nhiên để thành công, lực lượng hải quân phải rất mạnh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here