‘Đầu thú’ có thể giúp giảm nhẹ hình phạt?

0
37
Một góc công viên Tiergarten, nơi Đức cáo buộc Việt Nam "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh.
BBC
Ông Trịnh Xuân Thanh nói lời "xin lỗi" trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8VTV
Ông Trịnh Xuân Thanh nói lời “xin lỗi” trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8

Việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, theo như thông tin chính thức của giới chức trong nước, sẽ là một tình tiết giảm nhẹ rất đặc biệt, một luật sư từ Bà Rịa – Vũng Tàu nói với BBC Tiếng Việt.

“Tình tiết giảm nhẹ rất đặc biệt” này có thể giúp một người được chuyển xuống một mức án thấp hơn, thậm chí có thể “chuyển khung hình từ tử hình xuống chung thân hoặc 20 năm”, luật sư Trương Xuân Tám, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói.

Do đó, “bị can chả dại gì mà không nhận [là mình tự nguyện ra đầu thú]”, luật sư Tám nói.

Tuy nhiên, để biết được một cách sâu xa, đầy đủ vụ việc thì “cần phải đợi khi ra tòa, mọi tình tiết được thẩm tra, xét hỏi công khai, công chúng mới biết được”.

VTVVTV

“Chính bản thân ông Trịnh Xuân Thanh khi đó sẽ trả lời về hoàn cảnh từng tình huống mà ông ấy đã phải trải qua.”

Tuyên bố của Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh

Bộ Ngoại giao Đức nói Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’

Tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú ‘lạ tai như phép màu’

Luật sư Trương Xuân Tám cũng giải thích thêm rằng các tình tiết giảm nhẹ chỉ được xem xét tới sau khi việc điều tra xét hỏi đã được tiến hành để xác định đối tượng có tội hay không, nếu có thì tội gì, thuộc khung hình phạt nào.

‘Không nên để yếu tố chính trị chi phối’

Bình luận về những diễn biến mới đây liên quan tới vụ ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trở lại sau thời gian lẩn trốn khoảng 10 tháng, vị luật sư đồng thời là ủy viên Hội đồng Luật sư Toàn quốc nói: “Với vụ án đã khởi tố, mọi nghi vấn đều được mong muốn làm sáng tỏ, rõ ràng, công khai minh bạch, không bị các yếu tố chính trị chi phối vào tiến trình pháp l‎ý dẫn đến việc ra bản án thiếu công minh.”

“Theo những thông tin trên báo chí thì ông Thanh bị khởi tố về tội tham ô tài sản với số tiền lớn, là tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Đây là khung hình phạt mà theo luật là buộc phải có luật sư bào chữa. Nếu bản thân người bị buộc tội không mời thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định luật sư cho họ.”

“Theo quy định hiện hành, luật sư phải tham gia ngay từ đầu. Trong vòng ba ngày, cơ quan điều tra phải trả lời việc có cấp chứng nhận để luật sư tham gia bảo vệ, bào chữa cho bị can, bị cáo hay không. Tôi không biết là ông Thanh đã mời luật sư ở Việt Nam hay chưa.”

thanhAFP
Ông Trịnh Xuân Thành được cho là đang làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức trước lúc “bị bắt cóc”

Việc Đức hôm 2/8 tuyên bố ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Berlin đưa về và đòi Việt Nam phải trao trả ông để Đức xét hồ sơ tỵ nạn và hồ sơ yêu cầu dẫn độ ‘theo đúng trình tự pháp lý’, còn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày hôm sau dẫn lời Bộ Công an nói đối tượng “đầu thú” là điều “chưa từng xảy ra”, luật sư Tám nói.

“Chưa có tiền lệ một người bị bắt cóc rồi bị đòi đưa trở lại quốc gia xảy ra vụ bắt cóc đó, trong lúc Việt Nam lại không thừa nhận có việc bắt cóc đó, cho nên rất khó để cho rằng Việt Nam có cần phải chấp nhận đề nghị của phía Đức hay không cho tới khi có những thông tin mới được đưa ra, làm sáng tỏ các tình tiết.”

Giới chức hiện không công bố thông tin ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.

Theo luật sư Tám, một đối tượng bị truy nã khi ra đầu thú có thể bị tạm giam, cũng có thể được cho tại ngoại kèm theo một số biện pháp ngăn chặn nào đó, hoặc thậm chí không kèm biện pháp nào.

Tuy nhiên, ông cho rằng khó dựa vào cảnh video clip vừa được phát trên truyền hình hôm 3/8 để phỏng đoán ông Trịnh Xuân Thanh có đang bị tạm giam hay không.

“Khi cho phóng viên tiếp xúc với bị can, cơ quan điều tra có thể dùng phòng hỏi cung của trại giam nhưng cũng có thể là một phòng nào khác, chẳng hạn như phòng làm việc của cán bộ.”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here