CPJ: Báo chí còn là một nghề nguy hiểm ở nhiều nơi

0
116

Theo nhận định một tổ chức giám sát, tự do báo chí suy giảm trong năm 2012 ở hai nền kinh tế mới nổi lên là Brazil và Nga. Đây là năm chứng kiến số cuộc tấn công giới truyền thông gia tăng.

Trong danh sách của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ – Committee to Protect Journalists) có trụ sở tại New York, Nga và Brazil nằm trong 10 nước tự do báo chí bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2012.

CPJ là tổ chức công bố ‘danh sách nguy cơ’ lần đầu tiên. Tổ chức này cũng nêu tên Syria và Somalia, hai nước bị tàn phá bởi các cuộc xung đột, cùng với nhà nước độc tài Iran, Việt Nam và Ethiopia.

Tuy nhiên, CPJ cho rằng điều đang ngạc nhiên hơn là 5 nước trong danh sách, bao gồm Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nga và Ecuador, ‘thực hiện một số chính sách dân chủ và có ảnh hưởng đáng kể trên vũ đài khu vực và quốc tế’.

Khi biên soạn danh sách, CPJ tìm hiểu 6 tiêu chí tự do báo chí: tỉ lệ phóng viên bị sát hại, tù đày, pháp chế giới hạn quyền đưa tin, kiểm duyệt nhà nước, tình trạng không trừng phạt trong những cuộc tấn công chống báo chí và số lượng nhà báo bị lưu đày.

CPJ cho biết các nước trong danh sách không nhất thiết là những địa điểm tác nghiệp nguy hiểm nhất của các nhà báo như Bắc Hàn và Eritrea nhưng là những nơi có ‘xu hướng thụt lùi tự do báo chí đáng kể’.

Theo CPJ, Brazil được đưa vào danh sách là do vụ giết hại bốn nhà báo liên quan tới hoạt động tác nghiệp của họ hồi năm ngoái, khiến cho nước này trở thành nước nguy hiểm thứ tư của giới báo chí.

Sáu trong số bảy nhà báo người Brazil bị giết hại trong hai năm qua đã đưa tin về nạn tham nhũng của quan chức hay tội phạm. Năm nhà báo trong số này làm việc ở các tỉnh.

Nga bị liệt vào danh sách sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký một loạt đạo luật giới hạn bao gồm luật coi hành động nói xấu hay phỉ báng là tội phạm và một quy chế kiểm soát nội dung trực tuyến.

CPJ cho biết biện pháp kiểm duyệt internet cho phép nhà chức trách có quyền chặn các trang web được cho là có nội dung phi pháp, trong đó có thể bao gồm cả các trang tin độc lập.

Cũng theo CPJ, Syria trở thành nước nguy hiểm nhất với các nhà báo. Ít nhất 28 nhà báo bị giết hại và 2 nhà báo khác bị mất tích trong khoảng thời gian từ 01/01/2012 đến 10/12/2012.

Tổ chức này cho hay Thổ Nhĩ Kỳ là nước ‘giam cầm các nhà báo’ hàng đầu với 49 người bị bỏ tù do các bài viết của mình tính tới 01/12/2012. Iran xếp thứ hai với 45 nhà báo đang phải ngồi sau song sắt.

Ecuador  cũng nằm trong danh sách do luật mới ngăn cấm giới truyền thông quảng bá cho các ứng cử viên chính trị ‘trực tiếp hoặc gián tiếp’ trong vòng 90 ngày trước một cuộc bầu cử và tình trạng các nhà báo bị đe dọa dưới sự cai trị của Tổng thống Rafael Correa.

Ethiopia được nêu tên do ‘chuyển luật chống khủng bố sang các nhà phê bình thầm lặng’ và sự kiện bắt giam 6 nhà báo. CPJ cho biết ít nhất 49 nhà báo Ethiopia bị buộc phải đi lưu đày kể từ năm 2007, cao thứ ba trên thế giới.

Tại Pakistan, bảy nhà báo bị giết hại trong năm ngoái và chính phủ ít có hành động bảo vệ những nhà báo là mục tiêu nhắm tới hoặc bị bắt bớ giữa phe ly khai và lực lượng quân đội Pakistan. Hơn nữa, 19 vụ nhà báo bị giết hại trong 10 năm qua cũng chưa được giải quyết.

Tình trạng bạo lực với các nhà báo tại Somalia cũng trở nên xấu hơn trong năm 2012. 12 nhà báo bị sát hại trong các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu.

Việt Nam đứng trong danh sách do việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và 14 nhà báo bị bỏ tù. Nhiều trong số những nhà báo bị cầm tù đã bị kết tội chống nhà nước do liên quan tới các bài viết trên blog về những chủ đề chính trị nhạy cảm.

Tổng thể, CPJ đã xác định có 232 nhà báo bị cầm tù tính tới ngày 1/12/2012, tăng 53 người so với năm 2011. Tổ chức này cũng khẳng định có 70 nhà báo bị giết hại trong năm 2012 và 6 nhà báo khác bị giết tính tới thời điểm này trong năm 2013.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here