Đại dịch Corona làm các nhà chuyên quyền trên thế giới trở nên táo tợn hơn.
Larry Diamond, ngày 13 tháng 6, 2020
Translated from Foreign Affairs article “Democracy Versus the Pandemic.”
Một cuộc biểu tình phản đối dự luật sẽ trao cho Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thêm quyền hạn, Thành phố Quezon, Philippines, tháng 6 năm 2020. Eloisa Lopez/Reuters
Vào cuối tháng 3, tổng thống Rodrigo Duerte, một người Philippine được biết đến bởi tính ngông của mình trong chính trị, đã cùng quốc hội ban hành một dự luật để tăng cường quyền hạn khẩn cấp của mình với lý do là để chống lại vi rút corona mới. Dự luật này được thông qua với mục đích cho phép Duerte phân bố lại ngân sách quốc gia theo ý của mình cũng như để ông trực tiếp chỉ huy các bệnh viện. Trong một buổi diễn thuyết truyền hình đầy hăm doạ, ông đã quát lên, “Đừng hòng thách thức chính phủ. Quý vị chỉ thua thôi”. Sáu ngày sau đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đẩy mạnh việc ban hành luật khẩn cấp với thẩm quyền thậm chí còn lớn hơn, thông qua của ông ấy, để cho phép ông đình chỉ hiệu lực của các luật đang hiện hành, cũng như ban hành các luật mới và bắt giữ bất kì cá nhân nào được coi là đang thóc mách những “điều sai lầm” về đại dịch hoặc những ai đang “cản trở” những nỗ lực của chính phủ trong công cuộc chống dịch.
Việc tước đoạt quyền lực một cách trơ trẽn của Duerte và Orban coi vậy mà khác xa với việc các nhà lãnh đạo chuyên quyền hoặc các đảng độc tài lợi dụng cuộc khủng hoảng sức khoẻ này để viện cớ tước đi quyền dân sự hay làm suy yếu luật pháp. Trong đại dịch này, dưới các chế độ chuyên quyền ở Bangladesh, Belarus, Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, El Salvador, Syria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda, Venezuela và Việt Nam, những nhà phê bình, nhân viên y tế, nhà báo, và thành viên phe đối lập đều bị chính phủ giam giữ. Trong khi đó, các nền dân chủ mà bị tấn công gần đây, chẳng hạn như ở Brazil, Ấn Độ và Ba Lan, đã chứng kiến việc các nhà lãnh đạo hoặc các đảng cầm quyền nắm bắt cơ hội trong cuộc khủng hoảng này để xoá bỏ những trở ngại trong việc nắm lấy quyền lực hay làm suy yếu phe đối lập.
Sẽ mất một thời gian, có lẽ là nhiều năm, để đánh giá hết tác động của đại dịch này trên các nền dân chủ trên thế giới một cách toàn diện. Mức độ thiệt hại của cuộc khủng hoảng sức khoẻ này phụ thuộc vào thời gian kéo dài của nó cũng như mức độ gây ảnh hưởng xấu của nó đến với các nền kinh tế và trong xã hội. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào cách các nền dân chủ hay các chế độ chuyên quyền ngăn chặn những tác động đến với sức khoẻ con người và kinh tế của đại dịch này, cũng như ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua phát minh vắc-xin. Nói một cách tổng quát hơn là giữa Trung Quốc và Mỹ, hoặc các quốc gia dân chủ nói chung, ai sẽ được xem là hào phóng nhất và hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ dân chúng trên khắp thế giới chống lại đại dịch. Mức độ thận trọng trong việc các chế độ dân chủ giám sát và theo dõi sự gia tăng mạnh mẽ trong quyền lực của chính phủ trong các tình trạng khẩn cấp quốc gia, cũng như khả năng chính phủ sẽ làm gì để bảo vệ tự do trên toàn cầu trong thời điểm mà các mối nguy hiểm đang gia tăng.
Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn có ít lý do để cảm thấy yên tâm về mà lại có nhiều lý do để lo lắng hơn. Đại dịch này xảy ra trong thời kỳ khó khăn nhất cho chế độ dân chủ kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, và các lãnh đạo của các chế độ chuyên quyền hay các chế độ sắp trở thành chuyên quyền đã không lãng phí thời gian trong việc lợi dụng thời dịch để mở rộng và củng cố quyền lực của họ. Nhiều mối nguy hiểm khi các chính phủ dân chủ cân nhắc những vấn đề nan giải khi sử dụng các công nghệ giám sát mới để chống lại vi-rút và thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử trong thời gian đại dịch. Những suy thoái nào của nền dân chủ vẫn có thể được làm hồi phục lại được, nhưng điều đó đòi hỏi các xã hội dân sự phải được huy động và cuộc khủng hoảng sức khoẻ này phải được giải quyết một cách hiệu quả và theo tính dân chủ, cũng như sự đổi mới về vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trên .
MỘT CUỘC SUY THOÁI CỦA NỀN DÂN CHỦ
Nền dân chủ đã chùn bước trước khi đại dịch xảy ra. Theo Freedom House, trong suốt 14 năm qua, nhiều quốc gia đã trải qua nhiều xói mòn hơn là củng cố trong các quyền lợi trong chính trị cũng như trong tự do dân sự đó làm đảo ngược những mẫu tiến triển trong suốt 15 năm sau Chiến Tranh Lạnh. Dù các cuộc đảo chính quân sự và hành pháp bạo lực đã trở nên hiếm hơn, số lượng các nhà lãnh đạo làm suy thoái hoá dân chủ từ trong chính phủ của họ ngày càng tăng lên. Các chính trị gia mà nắm quyền thông qua các cuộc bầu cử mang tính dân chủ trong thời gian đầu, như Orban ở Hungary, Hugo Chávez ở Venezuela, Recep Tayyip Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, và Sheikh Hasina ở Bangladesh, xếp quan toà theo phe của họ, kết nạp các tổ chức độc lập khác, siết chặt kiểm soát báo chí cùng với các thành phần đối lập và xã hội dân sự, cũng như tìm cách dập tắt hoặc ngăn chặn các cuộc bầu cử có khả năng lật đổ họ. Do đó, tỷ lệ các nền dân chủ bị phá vỡ trên toàn cầu đã tăng lên một cách vượt bậc qua thập kỷ vửa qua, với ước tính gấp đôi so với hai thập kỷ trước. Đồng thời, ít quốc gia đã chuyển sang chế độ dân chủ.
Đặc biệt là trong vòng 5 năm vừa qua (từ 2015 cho tới 2019), nền dân chủ đã suy thoái một cách rõ rệt. Đây là giai đoạn 5 năm từ năm 1975 mà nhiều quốc gia chuyển sang chế độ chuyên chế hơn là dân chủ, ở mức gấp đôi. Vào tháng 1 năm 2020, tỷ lệ quốc gia dân chủ mà thật sự đạt tiêu chuẩn là theo chế độ dân chủ trên hàng triệu người đã giảm xuống dưới 50% kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc (và đó cũng là lần đầu tiên chuyện ấy xảy ra). Điều đáng lo ngại ở đây là sự suy tàn một cách đáng kể của các thể chế dân chủ và quy tắc dân chủ mà được cho là có củng cố, chẳng hạn như trường hợp ở Ấn Độ, hay được cho là như ở Israel và Ba Lan, hay được cho là có phần suy thoái không đáng kể như trường hợp ở Hàn Quốc, hay được cho là suy thoái một cách đều đặn như ở nữa, sự gia tăng trong chủ nghĩa dân tuý bài ngoại và sự phân cực trong chính trị ở các nền dân chủ tự do ở Châu Âu đã gây ra nhiều lo ngại. Theo Freedom House, nền dân chủ đã suy giảm ở 25 trong số 41 nền dân chủ được thành lập kể từ năm 2006.
Nói tóm lại, đại dịch COVID-19 đã tấn công một thế giới mà trong đó nền dân chủ đã đang bị đe doạ. Các nhà lãnh đạo như Erdogan và Orabn đã lợi dụng thời cơ trong các cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng để củng cố quyền lực mà họ đã tích luỹ từ bấy lâu nay. Những nhà lãnh đạo khác như Thủ tướng Narenda Modi và đảng cầm quyền Bharatiya Janata của ông ở Ấn Độ cũng đã tận dụng thời cơ để tăng cường các chiến dịch chống lại các nhà phê bình, các phương tiện truyền thông độc lập, và các đảng đối lập. Nói cách khác là đại dịch chủ yếu đã làm mạnh các xu hướng dân chủ tiêu cực cũng như khích lệ và tạo ra cớ cho các chính phủ phi dân chủ để sử dụng các chiến thuật đàn áp. Những người bảo vệ nhân quyền đã phải trả giá trong các vụ bắt giữ, những vụ giết người, cũng như chịu hạn tù dài hơn. Con vi-rút conora này đã đánh một đòn chí mạng vào các nhà tù, trang bị cho những kẻ chuyên quyền đa nghi và hay giết hại người khác với một vũ khí lợi hại để chống lại những nhà hoạt động đã không ngừng giám sát chúng và yêu cầu đối với người dân.
SỰ GIÁM SÁT MỘT CÁCH LÉN LÚT VÀ SỰ TRÌ TRỆ TRONG BẦU CỬ
Thế mà, nhiều thiệt hại đã cho nền dân chủ trước khi đại dịch kết thúc. Với danh nghĩa là phòng chống bệnh, các chính phủ đã triển khai các hệ thống giám sát và theo dõi mà có thể dẫn đến những mất mát vĩnh viễn trong đời tư của con người. Những ứng dụng thường hoạt động bằng các truy cập vào ví trí của điện thoại thông qua GPS với phạm vi bluetooth của nó. Khi ai đó có kết quả COVID-19 dương tính mà đi tiếp xúc với người khác, phần mềm này sẽ thông báo cho những người trong danh bạ của người đó và khuyên họ nên tự đi cách ly. Với sự giám sát và hạn chế dân chủ đúng đắn, những ứng dụng này có thể trở thành một vũ khí lợi hại trong công cuộc kiểm soát con vi-rút này. Nếu không có hạn chế nào đặt ra thì những ứng dụng này có thể bị sử dụng để do thám dân thường và mở rộng tầm kiểm soát xã hội.
Ví dụ, ở Ấn Độ, nhiều người lo ngại rằng một ứng dụng theo dõi mới được tung ra vào tháng 4 có thể trở thành một công cụ giám sát hàng loạt cho một chính phủ đã cố gắng chà đạp các quyền tự do dân sự. Kể từ khi Modi được bầu làm thủ tướng lần đầu tiên trong vào năm 2014, chính phủ của ông đã tấn công các của nền dân chủ Ấn Độ, bao gồm tự do ngôn luận, khoan dung tôn giáo, độc lập tư pháp và tôn trọng sự bất đồng chính kiến. Điều đáng lo ngại nhất ở đây là chiến dịch chống lại nhóm thiểu số Hồi giáo Ấn Độ do chính phủ Modi , và với khoảng 180 triệu người, Ấn Độ có số dân số theo đạo Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới sau Indonesia. người đạo Hồi là những kẻ thù trong nước mà lại trung thành với các lãnh thổ và dân tộc nước ngoài được một cách trắng trợn bởi những phần tử hâm mộ cực đoan của Modi nhưng lại được thủ tướng này bỏ qua một cách dễ dàng, với một nháy mắt và gật đầu mà chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành cho những người biểu tình ủng hộ Đức Quốc xã ở Charlottesville. Hình ảnh này trở nên phổ biến hơn trong thời dịch, được khích động bởi một dòng thông tin giả cho rằng người Hổi Giáo và người Dalits đã cố tình lây lan vi-rút. Modi đã sử dụng cuộc khủng hoảng COVID-19 để tập trung quyền lực trong doanh thu của mình mà bất chấp đánh đổi sinh mệnh của các tiểu bang và quốc hội của Ấn Độ hòng giành lấy quyền kiểm soát các chính phủ tiểu bang từ các đảng đối lập. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền và các chuyên gia mạng lo ngại rằng chính phủ của ông sẽ đăng nhập sử dụng một ứng dụng để theo dõi bệnh tật có tên gọi là Aarogya Setu với mục đích để làm tổn hại quyền riêng tư và giám sát đối thủ.
Việc sử dụng Aarogya Setu ban đầu là mang tính tự nguyện, nhưng khi chính phủ nới lỏng vào đầu tháng 5, các nhân viên nhà nước và tư nhân cũng như những người dân sinh sống trong các khu vực bị ngăn chặn, khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh COVID-19 đặc biệt cao đều bị chính phủ bắt buộc phải sử dụng ứng dụng này. Bất kì những ai du lịch bằng tàu hỏa đều phải tải ứng dựng này xuống. Sau đó, chính phủ đã tích cực thực hiện các bước trong việc cấm lưu trữ dữ liệu cá nhân sau 180 ngày và cho phép các cá nhân tìm cách xóa dữ liệu của họ trong vòng 30 ngày. Để giảm bớt những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật, chính phủ mở ra mã nguồn ứng dụng để kiểm tra công khai (cũng như để cải thiện). vẫn tồn tại những mối nghi ngờ dù , và những mối nghi ngờ này sẽ giảm đi nếu Ấn Độ làm điều mà tất cả các nền dân chủ nên làm. Đó là chỉ định một giám sát viên độc lập để đảm bảo rằng các quy tắc về quyền riêng tư, thu thập dữ liệu và sử dụng được tôn trọng.
Để tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, các ứng dụng và công nghệ theo dõi bệnh tật phải được căn cứ vào pháp luật, được cân nhắc một cách công khai, minh bạch và được giới hạn trong thời gian khẩn cấp cũng như hạn chế các yêu cầu cụ thể trong việc chống vi-rút. Tạp chí Công Nghệ MIT (The MIT Technology Review) đã khởi xướng một quan trọng để tìm hiểu và đánh giá các ứng dụng theo dõi của chính phủ theo năm tiêu chí, chẳng hạn như chúng có mang tính tự nguyện hay không, liệu dữ liệu được thu thập chỉ được sử dụng cho mục đích công cộng hay không, dữ liệu đó bị hủy nhanh như thế nào, và tính minh bạch của các chính sách và bộ luật nền tảng của các chính sách ấy. Với các biện pháp hiện tại thì Aarogya Setu chỉ được nhận một sao thôi (cho việc phá hoại dữ liệu).
Quyền riêng tư không phải là giới luật dân chủ duy nhất bị đe dọa trong thời kỳ vi-rút corona: việc tổ chức bầu cử thường xuyên đã trở thành một thách thức hậu cần lớn. Một thách thức để lại cho nhiều nền dân chủ là việc đi đến quyết định về xem việc nào sẽ đem đến mối de dọa lớn hơn: việc tổ chức bầu cử theo đúng lịch trình, việc phe đối lập không thể tranh cử, việc nhân viên phòng phiếu và giám sát viên có khả năng không xuất hiện, và việc một số người cảm thấy không an toàn khi đi bầu cử; hoặc việc trì hoãn các cuộc bầu cử và việc duy trì quyền lực của các chính phủ mà có thể bị loại bởi các cử tri vì không được quần chúng ưa chuộng. Trong cái nền dân chủ được củng cố, chính phủ có thời gian và nguồn lực để thay đổi các thủ tục bầu cử cho các cử tri bỏ phiếu một cách an toàn từ xa, lý tưởng nhất là qua đường bưu điện, hoặc ít ra là tại các trạm bầu cử với đầy đủ nhân viên, được khử trùng và trang bị một cách nào đó để thích nghi với khoảng cách địa lý. Thế nhưng ngay cả ở Mỹ, năm tháng trước cuộc tổng tuyển cử, dưới sự lãnh đạo của Trump, một số đảng viên của đảng Cộng hoà đã lên tiếng rằng việc bỏ phiếu qua đường bưu điện là một vấn đề theo đảng phái, mặc dù bằng chứng hiện tại cho thấy việc bỏ phiếu này sẽ không cho phe nào một lợi thế. Thế thì hãy tưởng tượng xem, bao nhiêu cuộc bầu cử với quá nhiều rủi ro có thể diễn ra trên các nước có thể chế yếu hơn và dịch vụ bưu chính ít phổ biến hơn.
Theo International IDEA, vì đại dịch một tổ chức liên chính phủ đã hỗ trợ nền dân chủ trên toàn thế giới, hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã trì hoãn các cuộc bầu cử quốc gia hoặc (thường xuyên hơn) là ở địa phương. Hành động này trong nhiều trường hợp được cho là phi dân chủ ở mức độ thấp nhất. Để tránh việc tược đoạt quyền lực mang tính độc đoán, Quỹ Kofi Annan đã khuyến nghị rằng mọi quyết định về việc trì hoãn bầu cử phải dựa trên sự hướng dẫn của các quy tắc mà chính phủ và phe đối lập đồng ý, và phải được truyền đạt cho công chúng, bao gồm các cộng đồng bị tổn thương trong xã hội. Cũng như việc sử dụng các ứng dụng theo dõi mang tính xâm lấn,
việc trì hoãn các cuộc bầu cử cần được hạn chế về thời gian, cũng như phải được dựa trên các căn cứ về luật pháp và chuyên môn kỹ thuật, và phải được diễn ra theo tỷ lệ thuận với nguy cơ mà virus gây ra.
MỘT CUỘC ĐỔI MỚI DÂN CHỦ?
Việc bảo vệ nhân quyền, sự riêng tư của người dân, và tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử trong thời đại dịch là một nhiệm vụ khó khăn, song vẫn có thể thực hiện được. Các chính trị gia, các quan chức nhà nước và các thanh viên của xã hội dân sự cần hạn chế việc hợp tác với nhau cũng như phải tuân thủ những lời khuyên của các chuyên gia và đệ trình các biện pháp khẩn cấp để theo dõi và giám sát một cách không vụ lợi.
Trước khi đại dịch xảy ra, những người chuộng dân chủ ở các quốc gia đang có xu hướng nghiêng dần về chế độ chuyên chế trong bầu cử đã từng cho rằng việc thực hiện các chiến dịch chính trị có tổ chức và mang tính dân chủ vẫn có thể xảy ra. Chiến dịch “tình yêu cấp tiến” đã đưa phe đối lập đến một chiến thắng vinh quang trong các cuộc bầu cử tại các thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái và việc các đảng đối lập giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tại Prague năm 2018 và tại Budapest vào tháng 10 năm ngoái. Ngay cả khi những rối loạn bầu cử quốc gia không xảy ra, các chiến dịch thành phố tương tự mà có đề cập tới những vấn đề thiết thực và vượt quá giới hạn của các bộ phận chính trị cũng có thể hạn chế khả năng mà các nhà chuyên quyền củng cố quyền lực của mình trong cơn đại dịch. Dư luận cũng có thể đóng góp trong việc bảo vệ các ranh giới dân chủ đã từng bị hư tổn. Dự luật về quyền hạn khẩn cấp ban đầu mà văn phòng Duterte xông gửi tới Quốc hội Philippines vào tháng 3 sẽ cho phép ông tạm thời kiểm soát bất kỳ doanh nghiệp hoặc tiện ích thuộc sở hữu tư nhân nào. Nhưng với sự phản kháng của quốc hội và công chúng, Duterte đành phải chấp nhận và chỉ liên quan đến ngân sách và bệnh viện. Cuối cùng thì phần lớn những hậu quả mà đại dịch này gây ra cho các nền dân chủ trên toàn cầu sẽ được định hình bởi những hậu quả mà nó đã gây ra đến với các nền dân chủ công nghiệp tiên tiến đặc biệt là ở Mỹ.
Vào thời điểm Trung Quốc và các chế độ chuyên chế khác đang sử dụng đại dịch để hiệu quả của quản trị dân chủ và đề cao năng lực vượt trội của họ trong việc đối phó với các tình huống cộng đồng khẩn cấp, các chính phủ độc lập phải thể hiện rằng họ đã . Một số chính phủ đã làm như vậy. , Đài Loan, một xã hội Trung Quốc “khác”, đã sự dối trá trong quan niệm sai lệch là việc cai quản hiệu quả trong đại dịch sẽ gây ra mất mát trong tự do. Úc, Đức, Israel, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc cũng đã thực hiện tốt . đã có những phản ứng sớm và thận trọng, phổ biến hoá việc thử nghiệm vi-rút và . Các chính phủ này cũng đã tuyền tin một cách minh bạch và có thống nhất với người dân. Họ cũng đặt các chuyên gia y tế lên hàng đầu. Điều đáng buồn ở đây là một số nước lớn đã thực hiện tồi tệ hơn Mỹ, một quốc gia mà tổng thống thường xuyên bỏ qua các mệnh lệnh cơ bản như đeo mặt nạ, tôn trọng khoa học, tin tưởng vào lãnh đạo y tế công cộng, và không thúc đẩy các cách chữa bệnh .
Sẽ có nhiều đòi hỏi đặt ra cho nước Mỹ trong việc phục hồi nền dân chủ toàn cầu. Nhưng trước tiên, nước Mỹ cần phải cải củng cố lại . Cũng may là nguồn cung cấp máy thở và đồ bảo hộ đã nhanh chóng tăng lên. Nhưng bộ phận lãnh đạo quốc gia vẫn còn thiếu kỷ luật và tầm nhìn chiến lược. Chính phủ Mỹ không chỉ nên buộc người dân phải hành động có trách nhiệm hơn mà còn nên dẫn đầu các nỗ lực quốc tế trong việc phân phối thiết bị bảo vệ và phòng chống bệnh khi vắc-xin và thuốc đã có sẵn để sử dụng. Sau đó, khi vi-rút corona đã bị tiêu diệt, Mỹ vẫn phải duy trì sự lãnh đạo của mình đối với các nền dân chủ toàn cầu để bảo vệ tự do và chống lại chủ nghĩa độc đoán, tham nhũng và bắt nạt.
LARRY DIAMOND là thành viên có chức vụ cao tại Viện Hoover và Viện nghiên cứu quốc tế Freeman Spogli tại Đại học Stanford. Ông là tác giả của Ill Winds: Cứu dân chủ khỏi cơn thịnh nộ của Nga, tham vọng của Trung Quốc và sự tự mãn của người Mỹ.