Dùng chính loại chữ nghĩa của mấy ảnh, cách suy nghĩ của Trần Long Ẩn là rất phản động.
Hơn bốn chục năm sau, cũng vẫn đám này, chỉ già đi và không còn đeo K54, đội nón cối hay mũ tai bèo, lên tiếng đòi xoá bỏ một nền văn hoá. Kỳ họp sau, liên hiệp các hội văn học nghệ thuật HCM nên kiếm mớ CD, sách rồi đổ xăng đốt để nhớ lại một thời cầm quyền sinh sát. Cũng nên kiếm một bạn trẻ trâu kiểu Khá bảnh để ông Ẩn cầm kéo cắt cái bờm trên đầu.
Không chỉ văn hoá, bên tư pháp cũng vậy. Nếu so sánh những phiên toà gần đây, ví dụ như phiên xử ông luật sư tội trốn thuế ở Nha Trang hay vụ cưa gỗ khô ở Kom Tum, toà án hôm nay ngoài việc phòng ốc khang trang hơn, về bản chất chẳng khác gì loại toà thời quân quản – vô pháp và đầy tính hằn học, trả thù. Thậm chí, so với thời CCRĐ, những buổi xử án hôm nay chỉ thiếu mấy bạn nhân dân cò mồi đứng lên chỉ mặt ông luật sư hay mấy người cưa gỗ nói mày hiếp bà.
Nguyễn Thiện Nhân từng được ca tụng là khuôn mặt mới với kiến thức, tâm huyết, tầm nhìn v.v. cho tới khi Nhân tổ chức tra tấn người biểu tình ở sân Tao Đàn và đập phá nhà dân ở vườn rau Lộc Hưng ngay trước Tết. Không có gì lạ khi ông này chủ trì kiểu hội nghị như vậy. Điều đáng lấy làm lạ là vẫn có người cho rằng Nhân thuộc phái kỹ trị!
Một số văn nghệ sĩ, thường là những bạn bất tài, thích gọi mình là lãng tử, dị sĩ v.v. Trần Long Ẩn tự xưng là người hát rong. Đây là kiểu khiêm tốn giả tạo làm người ta muốn ói. Những người hát rong thực sự thường hát không hay lắm và mục đích của họ không là nghệ thuật mà là những thứ khác, ví dụ như bán kẹo kéo. Hát rong là một nghề tuy bạc bẻo nhưng tử tế.
Ông Ẩn viết nhạc cho đảng, hồi xưa gọi là nghề nhã nhạc cung đình, bây giờ có cái tên rất chính xác là nhạc nô.