Cả ba phiên tòa xử vụ Hồ Duy Hải: Vẫn xử như cái thời chưa cải cách tư pháp

0
516

Đan Thương

10-5-2020

Chủ nghĩa Mác: Tư pháp nào cũng mang tính giai cấp

Chủ nghĩa Mác coi Tư pháp nói riêng, và Nhà nước nói chung, là định chế có chức năng đàn áp. Đó là công cụ của giai cấp thống trị, chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị.

Theo lý luận Mác-xít, Luật pháp và Tòa án phong kiến, tư bản được các giai cấp này lập ra để – kết hợp với cảnh sát, quân đội – đàn áp sự nổi dậy của giai cấp nông dân, công nhân.

Tóm lại, tòa án ở mọi xã hội – nếu còn tồn tại các giai cấp – đều là công cụ đàn áp, công cụ bạo lực.

Từ quan điểm trên, người CS không chấp nhận khái niệm công lý chung chung, phi giai cấp. Do vậy, nói “công lý”, phải hiểu: Đó là công lý của giai cấp nào. Nếu không, rất dễ rơi vào cái bẫy ngu dân của giai cấp tư sản (!).

Ở nước ta, ai muốn trở thành cán bộ nhà nước (dù chỉ là trung cấp) đều được học như trên. Được cái, nó cũng dễ hiểu, dễ thuộc. Xem lại cuốn sổ tay (chữ như con kiến, mực đã nhòe) của Cụ nội tôi để lại, tôi hiểu ngay những gì cụ ghi chép và nhập tâm khi cụ được chi bộ cho phép học lớp “cảm tình đảng”.

Tư pháp XHCN càng giống như vậy

Khi đảng CSVN làm cách mạng thành công, đương nhiên phải lập ngay ngành tư pháp XHCN – công cụ đàn áp các giai cấp bóc lột, khi chúng “không chịu cải tạo”, nhất là khi chúng âm mưu “ngóc đầu dậy”. Hai cụm từ này rất phổ biến trong thời gian Cải cách ruộng đất và Cải tạo tư sản ở miền Bắc. Chính nhờ hai cụm từ này mà địa chủ và tư sản thà bị tước đoạt toàn bộ gia sản, của cải… vẫn còn hơn là bị tước đoạt tự do (đi tù mút mùa) hoặc bị tước đoạt mạng sống.

Lớp U70 như Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình (sinh sau 1954), nếu không đủ ý thức tìm hiểu quá khứ, hoặc không được cha mẹ lương thiện bảo ban, sẽ không hình dung nổi cách xử án của ĐCS ngay khi đảng còn hoạt động cách mạng trong vòng bí mật, với chính đảng viên của mình.

Gần hơn là vụ án xử bà Nguyễn Thị Năm và xử hàng trăm ngàn địa chủ (1953-1955) và tư sản (1957-1960). Dám chắc, họ cũng mù tịt về các vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm. Tất cả, chúng cùng một cách xử.

Tuy nhiên, nếu nhờ may mắn (hay bất hạnh?) họ rơi vào ngành Tư Pháp, họ vẫn đương nhiên tiếp nhận cái chức năng đàn áp của ngành này do đám tiền nhiệm truyền lại. Những án tử hình “oan thấu trời” dưới thời mà chính hai người này (Nguyễn Hòa Bình và Trương Hòa Bình) giữ vị trí cao trong Tư Pháp (như Công An điều tra, Kiểm sát, Tòa án) đều mang tàn tích các vụ xử tàn bạo cách nay trên 60 năm. Ví dụ: Không có tranh tụng đúng nghĩa, không suy đoán vô tội, quan tòa không đóng vai trọng tài…

Một thành tích lớn của Nội Chính là từ nửa thế kỷ nay đã kết nạp đủ đảng viên để đảm nhiệm cả những vị trí thấp nhất trong tư pháp.

Trong bất cứ phiên tòa nào (dù tí hon), các vị trí nằm trong quy định đều phải do đảng viên chiếm giữ. Thể hiện tính giai cấp rõ rệt nhất, đó là hình tượng đám người xét xử ngồi dưới cái quốc huy hình tượng Công Nông (lúa, bánh xe răng cưa). Do vậy, các phiên tòa xử bất cứ ai bị quy tội danh “chống nhà nước do ĐCS lập nên”, quan tòa đều nhân danh nước CHXHCN để tuyên những bản án rất nặng. Chống án, dường như 100% vẫn bị y án ở tòa phúc thẩm.

Tới lúc buộc phải hòa nhập

Không thể không hòa nhập với 195 nước (khu vực) trên thế giới, dù Việt Nam vẫn khăng khăng kiên định nằm trong 5 nước còn lại theo chế độ XHCN.

Nếu đã đọc phần trên, đến đây chúng ta hiểu ngay: Vì sao hòa nhập Tư Pháp với thế giới là khó khăn nhất, trầy trật nhất và muộn màng nhất… ở nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà Tuyên Giáo của ĐCS tưởng tượng ra đủ thứ “thế lực thù địch”, đủ thứ mưu mô chống lại thể chế XHCN ưu việt…

Chẳng qua, chốt lại một câu: Đó là do ngần ngại hòa nhập, trước hết là hòa nhập Tư Pháp. Hòa nhập tư pháp, sau 24 giờ nước ta sẽ không còn ai là “tù nhân lương tâm”.

Kỷ luật nội bộ càng khe khắt, càng chứng tỏ sự yếu kém

Chính nhờ sự hấp dẫn của lý tưởng CS mà đảng này ra đời ở VN. Đảng viên ban đầu đều là trí thức, dám coi nhẹ tài sản, tính mạng để thực hiện lý tưởng đẹp đẽ mà mình đã giác ngộ. Đảng rất ít đảng viên, phát triển chậm, mà một nguyên nhân khiến đảng tồn tại là nhờ kỷ luật sắt, nhưng tự giác của những người có lý tưởng cao cả.

Nhưng để cướp được chính quyền đang do thực dân Pháp nắm giữ, ĐCS phải đánh đuổi được chúng – mà điều này liên quan tới độc lập dân tộc. Nói khác, người dân sợ hãi hai chữ “cộng sản” (nghĩa là xung công tài sản cá nhân) nhưng lại hưởng ứng nhiệt liệt phong trào Việt Minh (do đảng Cộng sản bí mật lãnh đạo), bởi thật sự, nó có mục tiêu số 1 là giành lấy độc lập cho dân tộc.

Tai sao, ngày nay đảng viên vẫn bị cấm không được làm rất nhiều điều? Lấy ví dụ: Cấm ký đơn tập thể. Thật kỳ quái. Một lá đơn do 20 người ký (một người đại diện), việc giải quyết vẫn dễ dàng và nhanh gọn hơn, nếu giải quyết 20 lá đơn cá nhân, nhưng lại cùng một vấn đề. Thế nhưng, họ bị cấm ký đơn tập thể.

Cứ phân tích những điều đảng viên bị cấm làm (kỷ luật sắt như cái thời xa xưa) nói lên ĐCS không còn mạnh về chính trị như cái thời huy động mọi nguồn lực cho chiến tranh. Nhưng nó sẽ mạnh lên, nếu có mục tiêu mới khiến được người dân ủng hộ, như cái thời Việt Minh đánh đuổi thực dân. Ví dụ, nếu bỗng đảng quyết “thoát Trung” toàn diện, hoặc quyết ngăn dịch Covid-19.

Cần làm gì?

Chẳng cần những mục tiêu chính trị khiến một đảng suy yếu phải cảnh giác. Chỉ cần chứng minh để toàn Dân và Đảng cầm quyền đều thấy được Hồ Duy Hải bị kết án bằng 3 phiên tòa (Sơ, Phúc và Giám đốc thẩm) có nhiều vi phạm. Oan hay không, chưa cần nói, mà cần xử lại sao cho minh bạch, công bằng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here