BẤT CẬP TRONG VIỆC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VẪN KHÔNG THAY ĐỔI 

1
102

Huỳnh Thị Tố Nga cùng với Huỳnh Thị Tố Nga.

Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 vừa qua của Quốc Hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, đã cho thấy sự bất cập khi phân bố ngân sách quá chênh lệch giữa các bộ ngành chủ đạo từ trung ương. 

Cụ thể, Bộ Công an là bộ được chi ngân sách cao ngất ngưỡng chỉ sau Bộ Quốc phòng và hai bộ chính yếu là Bộ Giáo dục và Bộ Y tế thì mức chi tương đối thấp với tỷ lệ chưa được 1/10 so với Bộ Công an. 

Một quốc gia muốn phát triển toàn diện phải có nguồn nhân lực chất lượng, con người phải luôn được đưa lên hàng đầu. Muốn vậy, giáo dục để phát triển con người về mặt nhận thức, xây dựng một nền kiến thức khoa học kỹ thuật phù hợp với văn hóa thế giới. Đó là về mặt tinh thần. Quan trọng hơn, thể chất con người phải luôn được khỏe mạnh và có lối sống lành mạnh, được phòng và chữa bệnh hiệu quả, điều này được thông qua việc chăm sóc sức khỏe, việc xây dựng một hệ thống y tế tối ưu chỉ nhằm mục đích vì sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, phải ưu tiên chi ngân sách cho việc phát triển khoa học kỹ thuật, đây là đòn bẩy để phát triển kinh tế lâu dài. 

Hệ thống y tế ở Việt Nam vẫn quá tải bao nhiêu năm qua, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu cần chăm sóc, điều trị, bảo vệ sức khỏe của người dân. Tình trạng người dân phải chịu cảnh vật vạ khi đi khám, điều trị bệnh, nhất là ở các bệnh viện nhà nước, thiếu giường nằm, người bệnh phải nằm chật hẹp, nhồi nhét trong không gian nhỏ hẹp, ngột ngạt, còn người thân đi nuôi bệnh thậm chí phải nằm dưới gầm giường, hành lang, tình trạng kéo dài, chưa được giải quyết suốt hàng chục năm qua. Vài năm qua, tình trạng thiếu hụt thuốc và vật tư y tế lại làm cho tình hình ngày thêm nghiêm trọng. Ở hệ thống các bệnh viện tư nhân sẽ đỡ hơn, cơ sở vật chất tốt hơn, nhưng chi phí lại quá cao, đa phần người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp không tiếp cận được các dịch vụ y tế này. Kể cả hệ thống nhà nước, họ cũng ưu tiên phục vụ cho bệnh nhân khám và điều trị dịch vụ, còn bệnh nhân xài bảo hiểm y tế thì chất lượng còn kém xa. 

Nói về giáo dục, chất lượng giáo dục ngày càng xuống cấp, bao nhiêu vấn nạn xảy ra vì đạo đức suy đồi, bởi vì lương của giáo viên không đủ sống, họ không thể nhiệt huyết với nghề nghiệp. Khi giảng viên, giáo viên không còn tâm huyết trau dồi đạo đức và trình độ thì làm sao đào tạo ra được nhân lực cho xã hội. Đó là chưa nói đến chương trình đào tạo nghiêng về tuyên truyền, nhồi nhét chính trị làm cho thế hệ trẻ bị nhồi nhét kiến thức, lịch sử, xã hội một cách khiên cưỡng, không những không khai phóng được tâm thức và tài năng mà chính chương trình giáo dục như vậy đã làm cho học sinh, sinh viên trở nên u tối, thụ động và mất căn bản về đời sống chính trị-xã hội. 

Tại sao các quốc gia bị gọi là tư bản bóc lột, họ lại phát triển như vậy, không chỉ phát triển về cơ sở vật chất mà về trình độ nhận thức và văn minh, họ vượt xa con người trong chế độ độc tài. Nếu chúng ta chịu tìm hiểu về thế giới, sẽ biết rằng các quốc gia như Hoa Kỳ, hay các nước Phương Tây giàu đẹp hơn các quốc gia như Triều Tiên, Việt Nam, Cuba, kể cả Trung Quốc. 

Riêng trường hợp Trung Quốc, chúng ta có thể gọi đó là một quốc gia “phát triển giàu đẹp” hay không? Năm 2023, tuy GDP cả nước của Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ, nhưng bình quân thu nhập đầu người của Trung Quốc lại xếp vị trí 70/190, trong khi đó bình quân thu nhập đầu người của Hoa Kỳ xếp vị trí thứ 7/190, tương tự, Việt Nam xếp vị trí 121/190, đứng vị trí thứ nhất là Luxembourg, thấp nhất là Burundi. 

Sự thu chi ngân sách là đầu não của nền kinh tế quốc gia. Nắm ngân sách trong tay, nhà nước phải có chính sách phân bổ sao cho thích hợp để phát triển lâu dài và có hiệu quả. Cho dù là người dân không có chuyên môn về kinh tế, nhưng có sự nhận thức và nhìn nhận ở phương diện quốc gia, khi nhìn vào dự toán và thực tế thu chi ngân sách, người dân vẫn biết làm thế nào là phù hợp và ngân sách thu chi có hiệu quả hay không, chứ nhà nước không thể đưa ra luận điệu rằng người dân không biết gì về kinh tế mà bàn luận. Chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả của nhà nước sau nhiều năm điều hành, và rõ ràng, kinh tế cứ ì ạch và tệ nạn tham nhũng trong nội bộ nhà nước ngày càng trầm trọng. 

Ngân sách là tiền của dân, nhà nước không phải muốn thu chi như thế nào cũng được, nhất là sự thu chi ngân sách một cách bất hợp lý làm cho kinh tế thụt lùi, đời sống người dân ngày càng vất vả, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và vùng cao nguyên, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Năm 2023, Việt Nam có gần 10 triệu dân nghèo và cận nghèo, chiếm khoảng 1/10 dân số theo số liệu thống kê của asianews.network.  

Nhìn bảng chi ngân sách thế này bảo sao chế độ bị nhân dân gọi là chế độ “Đảng trị” và “Công an trị”, nếu các bạn không cho là như vậy thì các bạn gọi là gì?! 

Làm sao để giải quyết tình trạng chi ngân sách bất hợp lý như thế này, và đời sống người dân ngày càng chật vật với sự điều hành kinh tế ưu tiên cho bộ ngành có chức năng cai trị chứ không phải vì nhân dân. 

HUỲNH THỊ TỐ NGA

Mar 14, 2024

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here