Bản tin ngày 19/10/2017

    0
    300
    Bà Trần Thị Xuân. Nguồn: FB Đức Nguyễn

    Tin trong nước

    Nhân quyền ở Việt Nam

    TTXVN đưa tin: Bắt khẩn cấp Trần Thị Xuân về hành vi nhằm lật đổ chính quyền. Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa thi hành lệnh “bắt khẩn cấp” bà Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh về cái gọi là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” Điều 79, Bộ luật Hình sự.

    Ông Trần Quyết Tiến, anh của bà Xuân cho VOA biết: “Lý do bắt rất vu vơ, không chứng cứ. Việc làm của em tôi trong cái làng không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị của đất nước cả. Em tôi chỉ có làm trưởng ban thanh niên của giáo xứ, hay đi gom ve chai, làm thiện nguyện, giúp người bị bão lụt, tặng quà cho người nghèo, neo đơn trong xã. Tôi chả thấy có tội gì mà để họ bắt cả. Việc này rất vô lý”. Gia đình bà Xuân nói với VOA rằng, bà là thành viên của Hội Anh em Dân chủ ở Hà Tĩnh.

    Nhà hoạt động Paulus Lê Sơn có bài: An ninh cộng sản đang là kẻ đốt đền. Tác giả nói rằng, an ninh Hà Tĩnh bắt bà Trần Thị Xuân đã “khơi dậy và thúc đẩy lòng yêu nước của hàng nghìn người đang ngủ quên“. Ông Sơn cho biết, đêm qua có hàng ngàn người ở quê hương của bà Xuân đã thắp nến cầu nguyện cho bà, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do bà Xuân, khẳng định bà Xuân vô tội: “Đó là một hành động mang tính tập thể, có tổ chức khẳng định thái độ rõ ràng dứt khoát với nhà cầm quyền cộng sản“.

    Giáo xứ Cửa Sót có video clip, “5.000 người đã tổ chức Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho Công lý Hòa bình” cho bà Trần Thị Xuân:

    Facebooker Nguyễn Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cho biết, hôm qua chồng bà cũng đã bị an ninh Hải Phòng triệu tập tới “làm việc”, về các vấn đề như sau: “1. Quan hệ với LS Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Trội, Nguyễn Văn Túc và Hội AEDC. 2. Hải Phòng có ai là hội viên Hội AEDC hay không? 3. Bản thân có là Hội viên Hội AEDC không? 4. Có sử dụng FB hay không?

    Facebooker Bùi Văn Thuận báo tin, Công an huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình cũng có giấy triệu tập anh lên để “làm việc”. Anh Bùi Văn Thuận là thầy giáo và cũng là thành viên Hội AEDC. Anh được mọi người biết đến vì đã lên tiếng nói cho những bất công trong xã hội, nhất là về giáo dục.

    Giấy mời của Công an tỉnh Hòa Bình. Ảnh: FB Bùi Văn Thuận.

    Có vẻ như nhà cầm quyền đang trấn áp khá mạnh tay đối với các nhà hoạt động, nói chung và các thành viên Hội AEDC, nói riêng. Vài tháng qua, đã có nhiều thành viên hội này bị bắt. Ngày 30/7 có bốn nhà hoạt động bị bắt, đa số là thành viên của Hội AEDC . Sau đó, chính quyền còn bắt thêm ông Nguyễn Trung Trực và ông Nguyễn Văn Túc, hai thành viên của Hội AEDC.

    RFI có bài: Nhân quyền: RSF tranh đấu cho blogger Việt Nam bị giam cầm. Tin cho biết, Nhân Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11, khoảng 10 hiệp hội phi chính phủ và Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) phát động chiến dịch cho quyền tự do thông tin tại Việt Nam, kêu gọi Hà Nội ngưng truy bức công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận”. RSF cho biết, có “ít nhất 25 blogger và nhà báo công dân đang bị cầm tù tại Việt Nam”.

    Ý thức dân chủ vẫn chưa bắt rễ: Người Việt thờ ơ dân chủ và thích quân đội?BBC dẫn nguồn từ kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên Cứu PEW, trụ sở tại Washington D.C ở 38 nước, hỏi người dân nghĩ gì về dân chủ. Kết quả cho thấy, “79% người Việt được thăm dò ‘ủng hộ dân chủ vừa phải’, nghĩa là vừa ủng hộ nền dân chủ đại diện nhưng cũng thích ít nhất một hình thức phi dân chủ”. Khi được hỏi về chính quyền quân nhân, có “tới 29% người Việt Nam xem đây là thể chế ‘rất tốt’, 41% coi là ‘hơi tốt’ và chỉ có 3% xem là ‘rất xấu’.”

    Liên quan đến cộng đồng LGBT, Việt Nam sẽ có luật riêng cho người chuyển giới. VOA cho biết, Bộ Y tế của Việt Nam đang soạn thảo một bộ luật bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính”. Theo thống kê của Bộ Y tế, “hiện có khoảng 270.000-300.000 người đã thực hiện chuyển đổi giới tính ở nước ngoài”.

    Mời đọc thêm: Yêu cầu lập tức thả tự do cho Dì tôi là Trần Thị Xuân (FB Trần Thị Thùy Mỹ). – Hà Tĩnh: Một người bị bắt vì Điều 79 (BBC).  —  Thêm người bị bắt với cáo buộc lật đổ  —  Cơ quan chức năng triệu tập nhiều người hỏi về vụ án luật sư Nguyễn Văn Đài  — Vì sao Việt Nam gia tăng đàn áp người hoạt động dân chủ? (RFA).

    Lũ lụt tang thương

    Báo Dân Việt đưa tin: Thi thể lạ mắc kẹt trên cây là cán bộ biên phòng bị lũ cuốn trôi. Thi thể mắc kẹt trên lùm cây tại sông Âm, tỉnh Thanh Hóa, được người dân tìm thấy hôm 16/10, là xác của Thượng tá Cao Đăng Cường, Chính trị viên, Đồn phó đồn biên phòng Yên Khương. Hôm 10/10, Thượng tá Cao Đặng Cường và Đại úy Nguyễn Thành Chủng, sau khi đi làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão về, khi đi qua bản Buôn đã bị lũ cuốn trôi cả ô tô lẫn người.

    Thượng tá Cao Đăng Cường. Nguồn ảnh: Người nhà cung cấp cho báo DV

    Về thông tin: Gần 300 tù nhân chết đuối do lũ quét tại trại giam số 5, lan truyền trên Facebook, báo Người Lao Động có bài: Thực hư thông tin gần 300 phạm nhân chết đuối do mưa lũ. Dẫn lời Trung tá Trịnh Dũng Tiến, Đội trưởng Đội tham mưu Trại giam số 5, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, cho biết: “Tất cả các phạm nhân đều an toàn trong đợt mưa lũ vừa qua. Hiện mực nước tại khu vực trạm giam đã rút, lối vào các phân trại, buồng giam đã bình thường trở lại. Cán bộ trại phối hợp với các lực lượng chức năng đang tiếp tục xử lý về môi trường sau lũ“.

    Tiếng Dân có clip: Lũ lụt chết người, thiên tai hay nhân tai?

    Mời đọc thêm: Việt Nam bác bỏ tin 300 tù nhân chết đuối vì lũ (RFA). – Lũ Thanh Hóa: 700 tù nhân ‘cô lập nhưng an toàn’ (BBC). – Thông tin 300 phạm nhân bị chết tại Trại giam số 5 là bịa đặt (CAND). – Thanh Hóa: Tìm thấy thi thể cán bộ biên phòng bị lũ cuốn trôi (VNN). – Hy hữu: Cụ bà 83 tuổi cứu cả làng thoát chết trong mưa lũ ở Sơn La (DV). – Cảm thương những lời kể của người dân vùng lũ (giadinh.net). – Chuyện làng lụt mùa lũ về (báo NA). – Làm sao giảm thiểu những cái chết “đúng quy trình” trong mưa lũ? (RFA). – Ninh Bình: Thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do mưa lũ(TNMT). – Thiên tai ngày càng khốc liệt (PT). – Hồ, đập ra sao trong những ngày mưa lũ vừa qua? (CL).

    Đê vỡ ở Chương Mỹ: BBC thăm đoạn đê Bùi 2 có ‘sự cố’ (BBC). – Dân vùng vỡ đê Chương Mỹ vẫn vật lộn với ngập lụt (TN). – Băn khoăn vùng lụt Chương Mỹ, Hà Nội: Khó bơm thoát ngập (ĐV). – Mặc nước ngập trắng, người dân Chương Mỹ vẫn vui vẻ buông cần kiếm bộn cá, nướng “nhậu” ngay tại trận (aFamily).

    Đâu rồi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”?

    Những câu thơ ca ngợi rừng của Tố Hữu, giúp đảng ta “đánh Tây, đuổi Mỹ”, bây giờ rừng chỉ còn trong sách giáo khoa: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây/ Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội rừng vây quân thù“, bởi hiện có những công ty ‘vua’ ngang nhiên tàn phá rừng đầu nguồn, người dân bất lực, thảm thiết kêu cứu rừng đầu nguồn ở Hòa Bình: ‘Thà bắn chết chúng tôi đi còn hơn’.

    Kêu thì mặc kêu, phá thì cứ phá, để bây giờ người dân trả giá đắt cho tình trạng phá rừng. VOA có bài của tác giả Trân Văn: Chủ trương, thảm họa, và ‘tằm’ vẫn gánh ‘trăm dâu’. Tác giả cho biết, “kế hoạch phát triển thủy điện ồ ạt là con đẻ của chủ trương ‘công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn, gắn với hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’.” Và đứa con đẻ “phá gia chi tử” này, chỉ trong năm 2016, đã giết chết 246 người, gây thiệt hại kinh tế gần 40.000 tỷ, tương đương 1,8 tỷ Mỹ kim!

    Báo Người Đô Thị có bài: Rừng gọi Thuật về. Bài viết vinh danh Facebooker Nguyễn Huỳnh Thuật, là người đã “gửi bản kiến nghị đến Chủ tịch nước, cảnh báo phương án xây dựng hai thủy điện 6 và 6A xóa sổ hằng trăm hécta rừng nguyên sinh, đe dọa hủy diệt hệ sinh thái Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Hơn 4.000 chữ ký ủng hộ từ nhiều vùng miền, cả trong và ngoài nước, cùng sự hậu thuẫn của công luận buộc Chính phủ nhượng bộ. Rừng được giải cứu”.

    Nguyễn Huỳnh Thuật từng là người trẻ nhất có báo cáo tham luận quan trọng tại hội thảo quốc tế UNESCO về quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Người Đô Thị

    Báo Đất Việt đưa tin: Phó Chủ tịch Vĩnh Phúc: Giữ nguyên rừng Tam Đảo. Về chủ trương chuyển đổi rừng phòng hộ ở khu vực Núi Ngang, tỉnh Vĩnh Phúc, thành rừng sản xuất, xây dựng siêu nghĩa trang, ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, khẳng định: “Tôi bảo đảm không có chuyện đó. Thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, tuyệt đối không có chủ trương chuyển đổi rừng, chuyển đổi đất và chắc chắn sẽ không làm công viên nghĩa trang ở núi Ngang. Rừng phòng hộ vẫn giữ nguyên là rừng phòng hộ”.

    Mời đọc thêm: Lý do không thể hô biến rừng Tam Đảo thành nghĩa trang(ĐV). – Dự án công viên nghĩa trang Tam Đảo: Rừng sẽ vẫn được giữ nguyên (MTG). – Thiên tai dữ dội: Cái giá của việc phá rừng (ĐĐK). – ‘Mưa lũ gây thiệt hại lớn vì chúng ta tàn phá tự nhiên’ (Zing). – Lê Anh Hùng: Rừng Việt Nam đang réo tên ai? (VOA). – Xem xét kiến nghị dừng xây cáp treo ở Phong Nha – Kẻ Bàng (TT). – Đạt chỉ tiêu sao thất nghiệp, phá rừng! (NLĐ). – Rừng bị phá, 80% cử nhân chạy Uber, Grab thì tăng trưởng đạt ở đâu? (LĐ).

    Mạnh tay hơn với những kẻ phá rừng: Kon Tum: Khởi tố nguyên Trưởng công an xã tham gia “phá rừng” (DT). – Khởi tố đối tượng tàn phá 3000 m2 rừng thông đặc dụng tại Huế (VTV). – Quảng Nam: Bắt nguyên Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh (KTĐT). – Bình Định: Từ “vua rừng” thành chủ mưu phá rừng (HT 24h). – Rừng liên tục “biến mất” tại Bình Định: Chưa nghiêm thực hiện việc đóng cửa rừng!(SGGP). – “Mạnh tay hơn” với những đơn vị, cá nhân để mất rừng (Đắk Nông).

    – Chặt cây ở Hà Nội: Bắt đầu chặt hạ gần 1.300 cây đường Phạm Văn Đồng(NLĐ). – Hà Nội đốn nghìn cây, đường Phạm Văn Đồng tắc cứng (VNN). – HN: “Chia tay” gần 1.300 cây xanh đường Phạm Văn Đồng (DV).

    Văn Giang vẫn nóng

    LS Trần Vũ Hải cho biết: Chính quyền tỉnh Hưng Yên lại ngăn cản luật sư, sợ luật sư giúp dân Văn Giang trong buổi đối thoại! Ông Hải cho biết, sẽ có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp, về việc chính quyền tỉnh Hưng Yên không cho luật sư thay mặt dân để làm việc với chính quyền. Clip LS Trần Vũ Hải nói chuyện với dân:

    Những ai đang làm khánh kiệt đất nước này?

    Báo Lao Động có bài: Thua thiệt tỷ USD, ngàn tỷ đồng chỉ vì đàm phán hớ. Hớ nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VHFTA) về Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Theo ước tính của Bộ tài chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có thể phải bỏ ra từ 1,5-2 tỷ Mỹ kim để bù lỗ cho Nghi Sơn. Trong khi khu liên hợp Nghi Sơn có vốn đầu tư chỉ 9 tỷ Mỹ kim.

    Tác giả viết: “Một ‘lỗi đàm phán’ khiến chúng ta phải bù lỗ cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hàng tỷ USD. Một điều khoản ‘hớ’ khiến ngân sách nhà nước thất thu hàng ngàn tỷ tiền thuế. Nhưng vô lý nhất là người phải chịu trách nhiệm, một cựu bộ trưởng, thì đã hạ cánh an toàn, trong khi đó để sửa lỗi thì đấy – kiến nghị nâng thuế nội địa của Hiệp hội xăng dầu để bù chênh lệch”. Cựu Bộ trưởng đã “hạ cánh an toàn” đó là ông Vũ Huy Hoàng, còn “thủ trưởng” của ông Hoàng là ông 3X thì cũng đã về vườn “làm người tử tế” rồi.

    Mời đọc thêm: Nhật Bản quan ngại việc chậm phân bổ vốn cho tuyến metro số 1 (TT).

    Vụ biệt phủ Yên Bái và công cuộc chống tham nhũng

    VTC đưa tin: Thanh tra Chính phủ lên tiếng trước thông tin chiều nay sẽ công bố kết luận thanh tra ở Yên Bái. Ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng TTCP: “Tôi chưa được biết về tin này. Tôi sẽ xác minh lại. Tôi là người phụ trách mà”. Ông Lê Hồng Lĩnh, người phát ngôn của TTCP: “Tôi chưa biết gì về việc này. Trong bảng lịch trình sắp xếp công việc kế hoạch ngày và tuần cũng không có thông tin nào đề cập đến nội dung công bố kết luận thanh tra Yên Bái cả”. Ông Phạm Trọng Đạt: “đang đi công tác tại tỉnh Nam Định và không nắm được thông tin trên”.

    Báo Soha có bài: Cục trưởng Đạt: Không có chuyện thay trưởng đoàn, thanh tra lại vụ “biệt phủ” Yên Bái. Chắc do “đánh hơi” thấy ghế bị lung lay, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cũng là Trưởng đoàn thanh tra biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, khẳng định, “không có việc Thanh tra Chính phủ thay Trưởng đoàn thanh tra và tiến hành thanh tra lại vụ khu nhà của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái“.

    Còn lý do vì sao chậm công bố kết luận thanh tra, ông Đạt đá bóng qua chân “sếp”: “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Bùi Ngọc Lam cũng đã trả lời rõ là việc công bố kết luận chính thức có chậm … Việc chậm này cũng không phải nhằm thay đổi bản chất vấn đề. Việc chậm có thể về thời gian nhưng cần thiết, không có gì sai cả”.

    Trang Tiếng Dân có bài của tác giả Công Lý: Tại sao Bộ Chính trị phải thay thế Tổng Thanh tra Chính phủ? Tác giả cho biết, do ông Phan Văn Sáu được “nghe nói khá thân thiết với Nguyễn Tấn Dũng” và “không có chút kinh nghiệm nào về công tác thanh tra“. Mặc dù ông này “tính tròn, không ưa gai góc và ngại va chạm“.

    Về vụ Mobifone mua AVG: “Có nhiều thông tin cho thấy ông Ngô Văn Khánh nhận hàng trăm tỷ đồng chạy án của Lê Nam Trà và đồng bọn để rồi đoàn Thanh tra Chính phủ đưa ra dự thảo kết luận ‘không có sai phạm, chỉ nhắc nhở, phê bình’ để trình lên trên“.

    Mời đọc thêm: Phòng, chống tham nhũng ở Yên Bái còn hạn chế (TTXVN/ PLTP). – Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Nam Định (Soha). – Kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng tại Nam Định(ND). – Kết luận kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Thái Bình (VOV). – Công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát: Cần làm ngay và làm thực chất (LĐ). – Cần hình sự hóa một số hành vi để phòng chống tham nhũng (PLVN).

    Đại án Oceanbank

    Báo PLTP có bài: Đơn kháng cáo của Hà Văn Thắm dài 9 trang viết tay. Bài báo cho biết, trong đơn kháng cáo, ông Hà Văn Thắm xin chấp hành bản án tòa sơ thẩm đã tuyên ngày 29/9 đối với hai tội “vi phạm các quy định cho vay và tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng“, nhưng xin tòa cấp cao xem xét lại phần tuyên phạt 20 năm tù đối với tội “lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và mức án chung thân đối với tội tham ô về hành vi đồng phạm giúp sức cho cựu tổng giám đốc OceanBank, chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn”.

    Ông Thắm cho rằng, việc tòa sơ thẩm buộc ông phải bồi thường hơn 800 tỉ đồng là “chưa đúng” và ông cũng “không có khả năng bồi thường thiệt hại“. Ông Thắm mong tòa cấp cao xem xét và phán xử công bằng, với hy vọng được sớm quay về với gia đình và xã hội.

    Trước đó, cựu TGĐ Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn kháng cáo, cho rằng không phạm tội “tham ô tài sản” và cũng không phạm tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, VOV đưa tin. Mời đọc thêm: Bị cáo Hà Văn Thắm cùng 20 đồng phạm kháng cáo (VN Finance).

    Không văn minh, cũng chẳng đạo đức

    Báo VnExpress có bài: Đề xuất lập Viện Đạo đức học để huấn luyện cán bộ. Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Sửa đổi lối làm việc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, PGS Nguyễn Trọng Phúc, cựu Viện trưởng Lịch sử Đảng đề xuất: “Để huấn luyện được cán bộ, tôi đề nghị lập Viện Đạo đức học, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Viện này sẽ dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong Đảng. Giảng viên thì phải tuyển chọn những người mẫu mực về để giảng dạy”.

    Như vậy là, sau bao năm hô hào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“, đạo đức cán bộ đảng viên không những không được khá hơn mà càng ngày càng xuống cấp. Không muốn để bộ mặt của đảng lem luốc thêm nữa, đảng liên tiếp ra chỉ thị 03, 05,… mới đây là việc Bộ Chính trị ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, do đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng ký.

    Mãi lộ không phải do lương thấp

    Báo Tuổi Trẻ có bài: Không thể lấy cớ lương thấp mà tiêu cực, mãi lộ. Đó là phát biểu của Trung tá Huỳnh Trung Phong, trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an TP.HCM. Ông Phong nói: “Lương thấp là điều tôi không phủ nhận, nhưng nói CSGT vì lương thấp mà tiêu cực là sai. Trong xã hội, nhiều người lương còn thấp hơn nhưng người ta vẫn sống, vẫn thực hiện đúng quy định pháp luật thì CSGT không cớ gì lấy lý do lương thấp để mà tiêu cực, mãi lộ“.

    Clip của báo Tuổi Trẻ: Trung tá Huỳnh Phong Tranh nói về mãi lộ:

    Thảm họa Formosa

    Báo Tiền Phong có bài: ‘Phải minh bạch việc bồi thường sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung’. Sau khi khẳng định, việc Formosa bồi thường cho ngư dân ở khu vực môi trường biển bị tàn phá, về cơ bản hoàn thành, chỉ còn 3% thì “Bộ Y tế đã vào lấy mẫu kiểm nghiệm và chốt số lượng hải sản tồn kho. Đến nay các tỉnh lại báo cáo tăng thêm hải sản tồn kho thuộc diện bồi thường, hỗ trợ…”

    Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết: “Chúng ta kiên quyết không mở rộng đối tượng được chi trả, nếu địa phương tự động ghi thêm, khai thêm đối tượng thì địa phương phải tự bỏ tiền chi trả. Việc chi trả bồi thường và hỗ trợ này phải công khai, minh bạch, không để sót lọt cũng như không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, đưa thêm người nhà, người quen vào để được hưởng chi trả trong quá trình bồi thường”.

    Mời đọc thêm: Các doanh nghiệp bị thiệt hại do Formosa vẫn chưa được bồi thường (RFA). – Không mở rộng đối tượng được bồi thường vụ Formosa; 3% chưa trả xong do khách quan (TTVN). – Hoàn thành dứt điểm việc chi trả bồi thường vụ Formosa trong tháng 11 (SGGP).

    Chuyện hài xứ thiên đường

    Báo Phụ Nữ có bài: Kiên Giang: Giáo viên, công chức đi khám bệnh phải lăn tay vì… không biết chữ. Ông Thái Văn Tính, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Chúng tôi thấy rất lạ vì không hiểu sao lại có nhiều trường hợp bệnh nhân không biết chữ, phải lăn tay, gạch thập nhiều quá. Vì vậy, chúng tôi kiểm ra mã thẻ thì phát hiện một số trường hợp là mã thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc của giáo viên, công chức. Làm gì giáo viên, cán bộ công chức mà lại không biết chữ, phải lăn tay? Đây là lạm dụng quỹ bảo hiểm”. Và rằng: “Có thể do nhân viên y tế lấy mã thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân rồi làm hồ sơ khám bệnh giả, tự lăn tay hoặc gạch thập”.

    Báo Dân Trí có bài: Bắc Giang: Cán bộ sai phạm cùng nhau rút kinh nghiệm, luật nào cho phép? Theo kết luận của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND TP Bắc Giang đã ban hành hai quyết định về việc thu hồi đất “trái quy định” và thu hồi “dôi dư” ra đến 174 lô đất để bán đấu giá. Tuy nhiên, hình thức xử lý cán bộ sai phạm của lãnh đạo UBND TP Bắc Giang là: “nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tập thể cá nhân liên quan, các nội dung đã xong”.

    LS Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết: “Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức đều quy định cụ thể các hình thức xử lý kỷ luật với cá nhân sai phạm. Và tất cả các hình thức đều không có hình thức gọi là ‘kiểm điểm, rút kinh nghiệm’. Hình thức xử lý kỷ luật kiểu này làm mất tính nghiêm minh của pháp luật, gây bức xúc dư luận và quan trọng hơn sẽ gây ‘nhờn thuốc’ với cán bộ sai phạm và có dấu hiệu của việc tiêu cực, bao che sai phạm”.

    Một “đồng chí tốt”

    Trang VOV có bài: Nga khuyến cáo Việt Nam nên cân nhắc việc cấm sử dụng amiang trắng. Thế giới đã khuyến cáo về nguy cơ ung thư của Amiang trắng và Việt Nam đang cân nhắc không sử dụng tấm lợp fibro xi măng có chứa amiang trắng. Nhưng “đồng chí” Nga lại khuyến cáo Việt Nam “cần lưu tâm” quy định của Hiệp định thương mại Á-Âu (EAEU).

    Để trấn an phía Việt Nam, Bộ Công Thương Nga khẳng định, “với kinh nghiệm 130 năm sử dụng amiăng trắng có kiểm soát và xuất khẩu amiang sang hơn 30 nước, Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam sử dụng amiang có kiểm soát một cách an toàn, hiệu quả”.

    Báo Sputnik của đồng chí “lái súng” Putin có bài: Nga-Việt Nam: Những vấn đề đang cản trở sự tiến bộ. Đó là những “nút thắt cổ chai” và “những thiếu sót đang tồn tại trong tất cả các lĩnh vực quan hệ song phương ngoại trừ lĩnh vực chính trị“. Bài báo dẫn chứng kim ngạch thương mại Nga-Việt chỉ đạt 4 tỷ USD, nhưng “trừ lĩnh vực quân sự-kỹ thuật” để so sánh với kim ngạch thương mại Việt – Mỹ đạt hơn 50 tỷ USD và Việt – Trung, hơn 70 tỷ USD.

    Chiến tranh Việt Nam

    VOA có bài của nhà báo Bùi Tín: Điều lo lắng kéo dài của Tổng tư lệnh. Tác giả cho biết nỗi lo lắng của tướng Võ Nguyên Giáp, nếu đường mòn Hồ Chí Minh bị phía Hoa Kỳ và VNCH chiếm đóng, và kết cục cuộc chiến sẽ hoàn toàn khác. Ông Bùi Tín viết: “Sau này nhiều lần gặp lại tướng Giáp, tôi thấy ông vẫn giữ một nỗi lo âu dai dẳng, tỏ ý rất băn khoăn lo ngại phía Hoa Kỳ dùng 1 hay 2 lữ đoàn chiếm giữ hẳn 1, 2 binh trạm thì sẽ khó khăn lớn, phức tạp lớn, ảnh hưởng nhiều đến mọi chiến trường ở miền Nam“.

    VOA có bài về cuộc phỏng vấn nữ tài tử Jane Fonda: ‘Hanoi Jane’ không hối tiếc về chuyến thăm Việt Nam. Nữ diễn viên từng 2 lần đoạt giải Oscar, Jane Fonda nói, bà “không hối tiếc về chuyến thăm gây nhiều tranh cãi đến Việt Nam năm 1972 để lên án việc Mỹ đánh bom Hà Nội”.

    Điểm sách: Tuyển Tập Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá

    Sách Tuyển tập Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá, của nhà văn Ngô Thế Vinh, dài 480 trang, do NXB Viet Ecology Press phát hành, hiện đang có bán trên Amazon. Liên lạc vietecologypress@gmail.com

    Lời giới thiệu sách của NXB: “Đây là một công trình mang tính ‘hợp tuyển tác giả / anthology’ vừa công phu vừa mang tính sử học của nhà văn Ngô Thế Vinh. Với chân dung mười sáu văn nghệ sĩ và hai nhà văn hóa được giới thiệu trong sách là những nhân vật lừng danh trong nền văn học miền Nam Việt Nam trước 1975 và ở hải ngoại sau này.

    Qua công trình này, bạn đọc sẽ ‘gặp’ những khuôn mặt tiêu biểu, những người đã có những đóng góp mang tính định hình cho 20 năm văn học miền Nam 1954-1975. Công trình này, tự nó, là một đóng góp quan trọng và có ý nghĩa lâu dài nhằm gìn giữ những tinh hoa của văn học nghệ thuật miền Nam cho các thế hệ mai sau”. 

    Ảnh bìa sách của nhà báo Hoàng Ngọc Biên.

    Tin quốc tế

    Chính trường Trung Quốc

    Báo Dân Trí đưa tin: Trung Quốc khai mạc đại hội đảng 19: Bầu ban lãnh đạo mới. Sáng hôm qua, Đại hội ĐCS lần thứ 19 của Trung Quốc đã khai mạc tại Bắc Kinh. “Đại hội sẽ chuẩn thuận các lãnh đạo Trung Quốc trong 5 năm tới. Đại hội có sự tham dự của 2.280 đại biểu, đại diện cho khoảng 89 triệu đảng viên trên khắp Trung Quốc. So với số đại biểu mà truyền thông công bố trước đó, con số thực tế ít hơn 7 người, nghĩa là 7 đại biểu đã bị loại vào phút chót“, Dân Trí dẫn nguồn từ SCMP.

    VOA có bài: Đại hội Đảng Trung Quốc: hy vọng về cải cách thị trường tan biến. Một nhà ngoại giao cao cấp phương Tây tại Bắc Kinh, nhận định: “Ngày càng lộ rõ ưu tiên hàng đầu của ông Tập vẫn là tăng cường tính ưu việt của Đảng Cộng sản và sự ổn định xã hội. Khi mở cửa trở nên mâu thuẫn với ưu tiên đó, lập luận về sự ổn định có xu hướng chiến thắng”.

    RFI có bài phân tích hành trình đi lên đỉnh cao quyền lực của Tập Cận Bình: ‘‘Giấu bài’’ đến cùng: Bí quyết thâu tóm quyền lực của ‘‘Tập hoàng đế’’. Dẫn nguồn từ báo Le Monde, cho biết, Tập Cận Bình là ‘một chiến lược gia đáng sợ’, luôn luôn biết cách che giấu tham vọng thực sự của mình. Dưới vẻ ngoài ‘phúc hậu’ và ‘một tính cách điềm tĩnh’ là cả ‘một quyết tâm sắt đá’.”

    Dịch giả Song Phan có bài dịch từ báo Wall Street Journal: Hãy coi chừng hoàng đế mới của Trung Quốc. GS Allison, ĐH Harvard viết về Tập Cận Bình, “ông ta hẳn đã xác lập vững chắc Bắc Kinh là thủ đô―và Tập Cận Bình là nhân vật―mà thế giới tìm kiếm tăng trưởng và ổn định sẽ hướng về đó trước tiên. Trung Quốc sẽ khôi phục lại vị trí của nó như là ‘mặt trời’ mà các nước châu Á chạy vòng quanh―như đã làm trong những thiên niên kỷ trước đó. Và ông TCB sẽ trở thành hoàng đế hiện đại của Trung Quốc“.

    Hứa cải cách kinh tế, Chủ tịch Tập nói TQ tiếp tục mở cửa, tăng cải cách tài chính. VOA dẫn lời ông Tập, nói: Chính phủ sẽ đơn giản hóa các quy định và thủ tục cản trở thị trường thống nhất và cạnh tranh công bằng, hỗ trợ phát triển các công ty tư nhân và kích thích hoạt động của tất cả các thành phần thị trường”. Tuy nhiên, ông Tập cũng “kêu gọi có các công ty nhà nước lớn hơn và mạnh hơn”.

    RFI có bài về nợ công: Tập Cận Bình, người cầm lái một Trung Quốc ngập nợ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã cảnh báo trước về nguy cơ ngày càng rõ nét là tăng trưởng Trung Quốc chậm lại do món nợ khổng lồ: “Tổng số nợ Trung Quốc, ngoài lãnh vực tài chính, có thể vượt qua 290% của GDP Trung Quốc từ đây đến 2022, so với 235% vào năm ngoái”.

    Về quân sự: Tập Cận Bình: Trung Quốc là siêu cường quân sự vào năm 2050. RFI cho biết, ông Tập tuyên bố, Bắc Kinh sẽ hoàn tất kế hoạch canh tân quân đội vào năm 2035 và sẽ áp đảo toàn cầu vào năm 2050”.

    Liên quan đến vấn đề độc lập của Đài Loan: Chủ tịch TQ nói có thể ngăn chặn Đài Loan độc lập. VOA dẫn lời Tập Cận Bình, nói rằng: Chúng ta có quyết tâm, sự tự tin và khả năng đánh bại các nỗ lực ly khai hòng có Đài Loan độc lập dưới bất kỳ hình thức nào”. RFI: Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng “đập tan” ý định độc lập của Đài Loan.

    RFI có bài viết về hoạt động xã hội dân sự ở Trung Quốc: Các quyền tự do bị siết chặt dưới thời Tập Cận Bình. Nhà nghiên cứu Chloé Froissart, thuộc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc đương đại, nhận xét: “Các tổ chức xã hội đã phát triển mạnh tại Trung Quốc từ 20 năm qua, đa số nằm trong một vùng xám được chính quyền làm ngơ, nhưng không được hợp thức hóa bằng luật pháp. Ý định rõ ràng của Tập Cận Bình là tái lập việc kiểm soát vùng xám này, hệ thống hóa các đạo luật giúp các tổ chức xã hội sống sót nhưng chỉ được hoạt động như là những tổ chức phụ trợ cho đảng Cộng Sản. Đảng muốn duy trì sự ổn định và thống trị xã hội”.

    RFI có bài nói về công nghệ nhận dạng khuôn mặt: Trung Quốc dùng “viễn tưởng” theo dõi đời thường. Trích: Tại Thượng Hải cũng như nhiều thành phố lớn khác, công nghệ nhận dạng khuôn mặt thậm chí còn len lỏi vào các khu phố để truy tìm những người không tôn trọng luật giao thông. Người đi bộ đi lệch khỏi làn đường dành cho người đi bộ sẽ bị tự động chụp ảnh và hình ảnh của họ xuất hiện ngay lập tức trên một màn hình lớn đặt ở ngã tư gần nhất”.

    Mời đọc thêm thêm: Đại hội Đảng Trung Quốc khai mạc (BBC). – Trung Quốc tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu năm 2050 (VNE). – Trung Quốc khai mạc Đại hội đảng cộng sản (RFA). – Đại hội 19: Tập Cận Bình kêu gọi bảo vệ đảng (RFI). – Trước thềm Đại hội Đảng, báo đài Trung Quốc tôn vinh Tập Cận Bình. (VOA).

    Tin về một trạm vũ trụ lớn của Trung Quốc: Chưa rõ Thiên cung 1 của TQ sắp rơi xuống đâu. VOA cho biết một trạm vũ trụ lớn đã mất kiểm soát của Trung Quốc “có thể rơi xuống Trái Đất dưới dạng một quả cầu lửa trong vòng vài tháng tới, và các chuyên gia không thể xác định được nó sẽ rơi xuống đâu”.

    Khủng hoảng Bắc Hàn

    RFI có bài bình luận về “tính khí” bất thường của Kim Jong Un và Trump: Cặp đôi làm Tập Cận Bình khốn khổ. Ông Triệu Thông (Zhao Tong), chuyên gia về chính sách nguyên tử tại trung tâm nghiên cứu Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh nhận định: “Có thể Bắc Triều Tiên sẽ lại cho bắn tên lửa đạn đạo tầm xa mới trong dịp Đại hội trọng đại của ĐCSTQ. Đối với Bình Nhưỡng, tốt nhất là thử hỏa tiễn trước khi Đại hội Đảng 19 kết thúc”.

    Báo Người Việt có bài về Tư lệnh Thái Bình Dương: Phải nghĩ ‘điều không thể nghĩ’ với Bắc Hàn. Dẫn nguồn từ AFP, cho biết, Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương, nói: “Thưa với quý vị, cá nhân tôi phải nghĩ đến những điều không thể nghĩ này. Và điều không thể nghĩ đối với tôi là việc hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử của Bắc Hàn bắn tới Los Angeles, Honolulu, Seoul, Tokyo, Sydney, Singapore”.

    Phát biểu tại Nam Hàn, Bà Clinton không chỉ trích chính sách Triều Tiên của TT Trump. VOA đưa tin, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton, tuy bất đồng với phong cách hung hăng của ông Trump, thì hình như bà ủng hộ chiến lược ngoại giao mạnh tay nói chung của chính phủ Trump để tăng áp lực đối với chính quyền Kim Jong Un phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân”.

    Mời đọc thêm: Phó đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc cảnh cáo: Triều Tiên: Chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra bất cứ lúc nào  —  Tổng thống Trump muốn thăm Khu Phi Quân sự Triều Tiên. (VOA). – Ngoại giao Mỹ, Hàn, Nhật bàn về mối đe dọa Bắc Hàn (RFA). – Mỹ-Nhật-Hàn tiếp tục đề cao giải pháp ngoại giao trong hồ sơ Bắc Triều Tiên (RFI). – Hàn Quốc cứu xét các biện pháp cấm vận đơn phương chống Triều Tiên  ––  Buôn lậu của Triều Tiên gây hại động vật hoang dã châu Phi (VOA).

    Tin nước Mỹ

    VOA đưa tin: Lệnh cấm du hành của Trump tiếp tục bị chặn. Tin cho biết, lệnh cấm mới nhất hồi tháng trước, nhắm vào dân từ các nước Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia, Chad và Triều Tiên, cũng như một số giới chức chính phủ từ Venezuela, vừa bị Thẩm phán Derrick Watson ở Honolulu ngăn chặn. Vụ kiện do tiểu bang Hawaii đưa ra, cho rằng, “luật di trú liên bang không cho Tổng thống quyền ban hành các cấm chỉ như thế đối với các nước vừa kể”.

    Mời đọc thêm: Mỹ: Sắc lệnh nhập cư của Donald Trump lại bị trì hoãn(RFI). – Chánh án ở Hawaii chặn lệnh cấm di dân thứ ba của TT Trump(NV).

    Chuyện TT Trump gọi điện thoại nói với vợ anh La David Johnson, là người đã tử trận ở Niger, khi cô này đang trên đường ra phi trường để nhận xác chồng, rằng: “He knew what he signed up for“, gây ồn ào hai ngày qua, Trump bác bỏ cáo buộc làm góa phụ bật khóc.

    Nỗ lực truy quét di dân bất hợp pháp, ICE dự trù mở thêm nhà tù khắp nước Mỹ để giữ di dân bất hợp pháp. Báo Người Việt dẫn trang mạng của chính phủ Mỹ, cho biết: Cảnh sát di trú (ICE) dự trù sẽ mở thêm nhiều nhà tù trên khắp nước Mỹ để giữ di dân bất hợp pháp”. Tin cho biết, “ICE đã bắt giữ gần 100,000 người tình nghi thuộc thành phần di dân bất hợp pháp kể từ khi Tổng Thống Donald Trump lên cầm quyền, tăng 43% so với cùng thời gian năm 2016”.

    Tin về các nước châu Á khác

    RFI có bài: Khủng hoảng Rohingya: Amnesty International kêu gọi trừng phạt quân đội Miến Điện. Trong bản báo cáo công bố hôm nay 18/10/2017, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International, kêu gọi quốc tế hành động để “ngưng mọi hợp tác quân sự, áp đặt cấm vận vũ khí và các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với những kẻ vi phạm nhân quyền’.

    RFA đưa tin: Bangladesh sẽ lập trại tỵ nạn lớn nhất thế giới. Tin cho biết, Bangladesh thông báo có kế hoạch xây dựng một trại tị nạn cho khoảng 800 ngàn người Hồi giáo Rohingya chạy từ Miến Điện sang nước này lánh nạn”.

    Liên quan tới Nhà nước Hồi giáo IS ở Philippines: Philippines bắt góa phụ tuyển dụng dân quân. RFA cho biết, người phụ nữ bị bắt là bà Karen Aizha Hamidon, vợ góa của một cựu lãnh đạo của một nhóm cực đoan nhỏ ở Mindanao, đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và các ứng dụng nhắn tin để “kêu gọi người Hồi giáo ở Philippines, Ấn Độ và Singapore hãy đến Marawi để thành lập một khu vực của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria”.

    Các nhóm đấu tranh nhân quyền thúc giục Liên Minh Châu Âu và Nhật nên xem xét ngưng tài trợ cho bầu cử ở Campuchia. RFA dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng, “nếu Đảng Nhân dân cách mạng đang cầm quyền thắng được vụ kiện đòi giải tán đảng đối lập Cứu nguy dân tộc, thì cuộc bầu cử vào năm tới chỉ là trò đùa. Đảng cầm quyền đang dùng những thủ đoạn bẩn thỉu để để bỏ tù những dân biểu đối lập”. Được biết, Châu Âu và Nhật Bản là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu để tổ chức cuộc bầu cử vào năm 2018 ở Campuchia”.

    Liên quan đến chiến dịch tàn sát cộng sản ở Indonesia trong giai đoạn 1964-1968: Mỹ giải mật 30.000 trang tài liệu của ĐSQ ở Indonesia. VOA dẫn hồ sơ giải mật, tiết lộ, quân đội Indonesia vào những năm 1965-66 đã giết 500.000 đến 1 triệu người bị tình nghi là cộng sản”. BBC: Tàn sát cộng sản Indonesia: Mỹ ‘biết nhưng im lặng’. – Indonesia: Washington biết các vụ thảm sát cộng sản năm 1965 (RFI).

    Trung Đông

    VOA đưa tin: ‘Iran sẽ xé thỏa thuận hạt nhân nếu Mỹ rút lui’. Tin cho biết: Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 18/10 nói rằng Teheran chỉ duy trì hiệp định hạt nhân năm 2015 với các cường quốc, chừng nào mà tất cả các nước đã đặt bút ký kết vào văn kiện đó còn tôn trọng nó. Teheran sẽ xé bỏ thỏa thuận này, nếu Hoa Kỳ rút lui”.

    Châu Âu

    Liên quan phong trào đòi độc lập của vùng Catalunya: Biểu tình lớn phản đối bắt giữ hai lãnh đạo đòi ly khai. RFI đưa tin: Một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra ở trung tâm Barcelona vào tối 17/10/2017, để phản đối chính quyền Madrid bắt giữ ông Jordi Sanchez, chủ tịch tổ chức ANC (Quốc Hội Catalunya) và ông Jordi Cuixart, lãnh đạo tổ chức Omnium. Đây là hai tổ chức đòi độc lập cho vùng Catalunya”.

    Mời đọc thêm: Cháy rừng ở Bồ Đào Nha, Bộ trưởng nội vụ từ chức  (VOA).

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here