Site icon TUẦN VIỆT NAM

Tổng bí thư là “cái đéo” gì mà có thể “chỉ đạo” vào việc thiết lập công lý ?

Tổng bí thư là “cái đéo” gì mà có thể “chỉ đạo” vào việc thiết lập công lý ?

Nguyên tắc “non bis in idem”, có nghĩa là một người “không bị xét xử hai lần vì một tội”, là nền tảng pháp lý ở các xứ dân chủ pháp trị.

Cũng ở các xứ pháp trị văn minh này, ai đó nếu (hai lần) phạm hai tội khác biệt nhau, thì luật pháp sẽ (hai lần) trừng trị người đó vì hai tội đó.

Vụ tranh cãi um sùm vụ án “buôn lậu” mấy ngày qua cho ta thấy thảm trạng của nền “pháp quyền” ở VN.

Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh Ảnh: Interret.

Ta thấy chánh án nhặp nhằng áp dụng nguyên tắc “non bis in idem”, để xử các phạm nhân duy nhứt về tội “buôn lậu”. Trong khi thực chất vụ án, các phạm nhân đã lần lượt phạm ít nhứt hai tội: buôn lậu và bán hàng giả.

Chánh án nhặp nhằng việc “không xử hai lần về một tội” với việc “phạm hai tội khác nhau”.

Người ta không phản đối bản án “nhẹ” so với “hình phạt” theo luật định, nếu (và chỉ nếu) các phạm nhân chứng minh được yếu tố “giảm khinh” ở các hành vi tội phạm của họ.

Nhưng ở vai trò của người “thực thi công lý”, thì công lý chỉ có thể thiết lập nếu việc áp dụng luật được thể hiện đúng mức.

Nghe báo chí đăng tin là “chờ tổng bí thư” có ý kiến chỉ đạo.

Sự nhặp nhằng của vị chánh án vì vậy có thể giải thích.

Nhưng tổng bí thư là “cái đéo” gì mà có thể “chỉ đạo” vào việc thiết lập công lý ?

Bởi vậy, đã nói nhiều lần, “pháp quyền” của VN có nghĩa là kẻ có quyền sử dụng pháp luật một cách “quyền biến”, sao cho phù hợp với lợi ích của kẻ “có quyền”.

Ở các xứ dân chủ pháp trị, pháp luật là ý chí của toàn dân. Còn “pháp quyền” của VN, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.

Trường hợp VN, tổng bí thư có quyền “chỉ đạo” ở mọi việc, kể cả việc thi hành luật, cho thấy tính” quyền biến” của pháp luật VN.

Dĩ nhiên, người ta sẽ không phản đối nếu hiến pháp qui định rõ rệt quyền hạn và trách nhiệm của tổng bi thư, trước pháp luật, về những hành vi của ông đối với bộ máy nhà nước.

Vụ “chỉ đạo” TX Thanh, lý ra ông Trọng đã ở tù.

Exit mobile version