Site icon TUẦN VIỆT NAM

Tin Giả Là Gì và Làm Sao Để Người Mỹ Gốc Việt Nhận Biết Chúng?

VIET FACT CHECK

diepthoughtOctober 21, 2020

(English)

Tin tức gây tranh cãi mới nhất quý vị vừa đọc được hôm nay là gì? Tin đó đúng hay sai?

Trong thời đại quá tải thông tin này, nhiều người gặp khó khăn phân biệt tin nào đúng và tin nào sai. Khảo sát của PBS NewsHour, NPR, và Marist Poll cho thấy 59% người Mỹ gặp rắc rối trong việc xác định thông tin sai lệch. Điều này rất đáng lo vì cử tri thiếu tính chính xác sẽ thể dẫn đến kết quả bầu cử có hậu quả khó lường. Ngày Bầu Cử sắp đến gần, cho chúng ta cơ hội để phát giác các nguồn thông tin sai lệch và sự lan truyền của chúng vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Ai bị ảnh hưởng?

Có bằng chứng đáng kể cho thấy người lớn tuổi, người trẻ và người học vấn thấp đặc biệt dễ bị xoáy vào việc tìm đọc tin tức giả. Ngoài ra, những ai hay giữ chắc quan điểm về một vấn đề nào đó có khả năng chấp nhận thông tin sai lệch. Có số liệu và kinh nghiệm để chúng ta giả định rằng tin tức giả đe dọa nhiều hơn hết người Mỹ gốc Việt lớn tuổi và người Mỹ gốc Việt trẻ nhưng trình độ thấp .

Có các loại thông tin sai lệch nào?

Dựa theo nghiên cứu từ trường đại học Carnegie Mellon, thông tin sai lệch xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau (từ trái sang phải, tạm dịch — tin gây nhầm lẫn, tin tức giả mạo, tin truyền miệng, tin đồn, tin rác, và tài khoản quấy rối). Các thể loại thường gặp trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt là tin tức giả mạo (fake news), tin đồn (rumor), tin rác (spam) và tài khoản quấy rối (troll).

Làm sao thông tin sai lệch lan truyền?

Có thể qua ngôn từ kích động thù địch, áp phích tuyên truyền, truyện cười, meme và tương tác trong đời thực.

Điều cần lưu ý là không phải bất kỳ ai phát tán thông tin sai lệch đều là người xấu hoặc troll. Những người bình thường có thể góp phần lan truyền thông tin sai lệch theo nhiều cách khác nhau, một là do họ nghe tin từ một thành viên trong gia đình hoặc bạn thân, hai là qua mạng xã hội. Dưới đây là những cách thông tin sai lệch có thể lan truyền: 

Khi chúng ta tiếp xúc với thông tin sai lệch, bộ não của chúng ta sẽ muốn tin vì những lý do sau:

Kết luận: Qua các dẫn chứng bên trên, thông tin sai lệch ngày càng phổ biến và khó tránh khỏi. Việc thu thập thông tin sai lệch dẫn đến cử tri thiếu thông tin và từ đó làm nền dân chủ rạn nứt. Bằng cách hiểu thông tin sai lệch và cách chứng lan truyền, chúng ta có thể nhận biết chúng và bảo vệ bản thân và người thân.

Exit mobile version