Site icon TUẦN VIỆT NAM

chừng nào VN mới chịu “sáng mắt”, nhìn nhận những thất bại của mình.

Nếu có xem video clip của BBC tuần qua nói về vụ “TQ tập trận sát Đà Nẵng” thì ta phải nhìn nhận rằng ý kiến của Tổng Lú “Bắc kỳ biết lý luận” là đúng. “Bàn tròn” có bốn năm người chi đó. Theo tôi chỉ riêng ông học giả nam kỳ, úi chu choa nói thiệt mích lòng! Rõ ràng ông vừa không biết “lý luận”, lại vừa ú a ú ớ, ăn không nên miếng nói chẳng nên lời. Nghe đi nghe lại đôi ba lần mới hiểu kiến ông này là như thế nào.

Đại khái, theo ông học giả nam kỳ, VN không nên nói về chủ quyền biển, đảo mà chỉ nên nói về tự do hàng hải và an ninh khu vực. Theo ông này, nói về chủ quyền là nói về chuyện riêng tư giữa VN và TQ. Nói sẽ không ai nghe.

Thì ra ông này muốn phản biện lại ý kiến của tôi, vốn chủ trương từ lâu VN phải khẳng định chủ quyền. Mới hôm trước tôi cũng viết rằng việc “quốc tế hóa” của nhà nước CSVN đến nay đã “phá sản” hoàn toàn (trước chủ trương khẳng định chủ quyền của TQ).

Theo tôi, ông học giả nam kỳ này không hiểu thế nào là “quốc tế hóa”, và cũng chưa thấy sự thấy bại thê thảm của việc quốc tế hóa, nên mới phát biểu như vậy.

Từ trên mười năm nay VN đã “núp” dưới những việc “tự do hàng hải” hay “an ninh khu vực” để bảo vệ mình.

Biển Đông là “hải lộ” quan trọng bậc nhứt thế giới cho thương thuyền các nước qua lại. Các nước Mỹ, Nhật, Anh, Ấn Độ, TQ, Nam Hàn… đều có “quyền lợi” của họ ở Biển Đông. Quyền lợi đó là sự “tự do hải hành”, được luật pháp quốc tế bảo vệ.

Mỹ, với các tàu hải quân qua lại trên Biển Đông (chiến dịch FONOP), là nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải. Nghe nói Anh cũng sẽ tham dự vào chiến dịch này vào năm tới. Trong khi các quốc gia khác, như Nhật, Úc… vốn là đồng minh thân cận của Mỹ, đến nay cũng chỉ “nói miệng” chớ chưa có phía nào gởi tàu bè đi chung với hải quân của Mỹ.

Còn vấn đề “an ninh khu vực”. Khu vực hiểu theo nghĩa hẹp ở đây là khối ASEAN. Các nước có liên quan trực tiếp (trước sự bành trướng của TQ) là Phi, Indonesie, Mã Lai và VN.

VN đã làm được những gì với chính sách “quốc tế hóa” của mình ? Câu trả lời là “đéo có gì cả” !

Xin lỗi vì đã nói lên sự thật “trần trụi”.

“Đỉnh cao” của việc “quốc tế hóa” là phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ở Hòa Lan (CPA) tháng bẩy năm ngoái về vụ Phi đơn phương kiện TQ về sự diễn giải và cách áp dụng luật biển.

Rốt cục, ngay cả Phi cũng “đông lạnh” phán quyết, trong khi TQ thì từ đầu đã không nhìn nhận.

Còn nội bộ ASEAN thì “hồn ai nấy giữ” mà Campuchia đã “bán linh hồn” cho TQ từ lâu.

Rõ ràng là “an ninh khu vực” và “tự do hàng hải” không hề ngăn chặn được TQ xây dựng 7 đảo nhân tạo (chiếm được của VN). Việc này cũng không nhăn chặn được TQ quân sự hóa, biến 7 đảo này trở thành những căn cứ chiến lược quan trọng.

Bởi vì những việc này không (hay chưa) ảnh hưởng, hay hạn chế quyền tự do hàng hải của các nước liên quan.

Trong khi TQ liên tục có hành vi “gây hấn” với VN, từ vụ đặt giàn khoan 981 tháng năm 2014 cho tới vụ Repsol rút dù ở lô 136-03. Mới rồi lại có vụ tập trận bằng đạn thiệt ngoài cửa vịnh Bắc Việt.

Trong vụ Repsol, nhà báo Bill Hayton cho biết là TQ hăm dọa mầy không rút tao đánh (chết mẹ)! Còn vụ tập trận bằng đạn thiệt, phía TQ tuyên bố “khu vực tập trận thuộc chủ quyền của TQ”.

Đây là những việc gì nếu không phải là các hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của VN ?

Tiếp tục hô hào “quốc tế hóa”, việc này sẽ giúp gì cho VN chống lại sự bành trướng của TQ đồng thời bảo vệ lợi ích, quyền chủ quyền và chủ quyền của VN trên những vùng lãnh thổ, hay vùng kinh tế độc quyền của mình ?

Ông học giả nam kỳ cho rằng nói về chủ quyền là chuyện riêng tư, nói không ai nghe.

Xin lỗi, nói vậy nghe không được chút nào. Bởi vì nguyên tắc nền tảng của bang giao quốc tế là “tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”.

Hai hiệp ước nền tảng của quốc gia Việt Nam, hiệp định Genève 1954 và Paris 1973, các đại cường (gồm có TQ) cam kết bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của VN.

Nước Nga, sau vụ chiếm Crimée của Ukraine, tới bây giờ còn chịu sự trừng phạt của Mỹ và các nước Châu Âu. Bởi vì Nga đã vi phạm nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Sẽ không có nước nào nhìn nhận chủ quyền của Nga tại Crimée. Vì đó là nguyên tắc, là tập quán của quốc tế.

Tôi không biết tới chừng nào VN mới chịu “sáng mắt”, nhìn nhận những thất bại của mình.

Vụ “tung tiền” ra mua chuộc các học giả, lày làm lốp by nọ kia ở Mỹ, cho thấy là “tốn tiền vô ích”. Đến bây giờ học giả VN chưa có nghiên cứu nào về Biển Đông ra hồn để đối phó với TQ. Không phải họ bất tài. Mà họ “bó tay” vì không có tiền.

Exit mobile version